Bố cục Đánh thức trầu (chính xác nhất) - Chân trời sáng tạo

Với bố cục bài Đánh thức trầu Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo chính xác nhất giúp học sinh nắm được bố cục văn bản Đánh thức trầu từ đó học tốt môn Ngữ văn 6.

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...thì tao hái đêm): Lời hát của bà

- Phần 2 (Còn lại): Lời gọi của em bé

Tóm tắt Đánh thức trầu

Tóm tắt tác phẩm Đánh thức trầu - Mẫu 1

Cho dù trầu là vật vô tri vô giác nhưng chúng ta cũng cần biết quý trọng, yêu mến. Thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích cho con người, sống hoà hợp với thiên nhiên, con người như cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Tóm tắt tác phẩm Đánh thức trầu - Mẫu 2

Từ câu hát của người bà và của cậu bé, có thể thấy con người không hẳn là chúa tể muôn loài mà con người và loài vật là những người bạn. Muôn loài, dù là cỏ cây, hoa lá, động vật cũng đều có suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của riêng nó. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.

Tóm tắt tác phẩm Đánh thức trầu - Mẫu 3

Với thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ: nhân hóa (trầu), câu hỏi tu từ, điệp từ,... bài thơ Đánh thức trầu, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu như một người bạn, mong được hái trầu cho bà và mẹ cũng như mong trầu sống mãi. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.

Nội dung chính Đánh thức trầu

Qua bài thơ “Đánh thức trầu”, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu như một người bạn, mong được hái trầu cho bà và mẹ cũng như mong trầu sống mãi. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.

Để học tốt Đánh thức trầu lớp 6 hay khác:

Xem thêm bố cục các văn bản Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo chính xác nhất hay khác:


Các loạt bài lớp 6 Chân trời sáng tạo khác