Gió lạnh đầu mùa - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

Với tác giả, tác phẩm Gió lạnh đầu mùa Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Gió lạnh đầu mùa gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý ....

I. Tác giả

- Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh

- Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 

- Phong cách nghệ thuật:

+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Thạch Lam đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời:

+ Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam…

+ Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

+ Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

+ Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình.

- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942),  Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội ba sáu phố phường (1943).

Gió lạnh đầu mùa - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn 

2. Xuất xứ: Truyện được in trong tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (NXB Đời nay, 1937).

3. Phương thức biểu đạt : Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3

5. Tóm tắt: 

Vào một buổi sáng, gió bấc mùa đông chợt đến làm không khí vô cùng lạnh lẽo. Sơn tỉnh dậy đã được mẹ chuẩn bị cho chiếc áo dạ đỏ và cả chiếc áo thâm dài ấm áp. Hai chị em Sơn ra chợ chơi với lũ trẻ con, Sơn thấy trời rét nhưng lũ trẻ ăn mặc chẳng khác khi ngày thường môi chúng nó tím lại và da thịt thì thâm đi. Đặc biệt là cái Hiên nó vẫn mặc chiếc áo rách tả tơi hở cả vai và lưng. Sơn thấy vậy bảo chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ ở nhà, Sơn và Lan rất vui vì việc mình đã làm. Nhưng không vui được bao lâu Sơn lo lắng vì sợ sẽ bị mợ mắng vì cho Hiên chiếc áo bông cũ. Về nhà hai chị em bất ngờ khi thấy hai mẹ con Hiên ở nhà mình để gửi lại chiếc áo bông ban sáng. Mẹ Sơn không những không trách mắng hai con mà còn cho mẹ Hiên mượn năm hào để may áo cho Hiên. 

Gió lạnh đầu mùa - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

6. Bố cục:

Đoạn 1: Từ đầu đến “rơm rớm nước mắt”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió mùa về

Đoạn 2: Tiếp đến “ấm áp vui vui”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

Đoạn 3: Còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo. 

7. Giá trị nội dung: 

- Cảm thương cho sự bất hạnh, cơ cực của những người dân nghèo.

- Phát hiện, ca ngợi tấm lòng nhân ái tình yêu thương, sự chia sẻ giữa người với người

- Tôn vinh vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của những người dân nghèo dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn trong sạch, lương thiện

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn.

- Mạch chuyện đơn giản giàu ý nghĩa

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn những ngày gió đầu mùa

- Khung cảnh mùa đông:

Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

Ngoài sân, đất khô trắng, cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo.

Trời u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và sắt lại vì rét.

- Cảnh sinh hoạt của mọi người trong gia đình

Sơn tung chăn tỉnh dậy, không bước xuống giường ngay mà còn ngồi thu tay trong bọc chăn.

Mẹ và chị Sơn đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước uống.

Mẹ Sơn bảo chị Lan lấy thúng áo ra cho em.

Chị Lan khệ nệ ôm cái thúng áo lên đặt lên đầu phản.

Mẹ Sơn cầm chiếc áo bông cũ, nhắc đến em Duyên làm Sơn thấy cảm động.

2. Cảnh hai chị em Sơn chơi đùa ở chợ và đem áo cho Hiên

- Hoàn cảnh của những đứa trẻ ở chợ: chúng ăn mặc không khác gì ngày thường, những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ; môi thâm tím lại, da thịt thâm đi; mỗi cơn gió đến là lại run lên…

- Thái độ của chị em Sơn: vẫn thân mật chơi đùa cùng, không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

- Cuộc trò chuyện với Hiên:

Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: “Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi”.

Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần thì trông thấy con bé co ro đứng bên cột quá, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.

Chị Lan cũng đến hỏi: “Sao áo mày rách thế, Hiên? Áo lành đâu không mặc?”

Khi biết Hiên chỉ có mỗi một chiếc áo để mặc, Sơn nói với chị rằng sẽ đem chiếc áo bông cũ cho Hiên. Chị Lan đồng ý, chạy về nhà đem áo đến.

3. Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo

- Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện hai chị em cho Hiên áo bông cũ.

- Sợ mẹ mắng, Sơn vội chạy đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo, nhưng không thấy Hiên.

- Khi về đến nhà, hai chị em ngạc nhiên khi thấy mẹ Hiên đang ở trong nhà, và mang áo sang trả.

- Mẹ Sơn đã hỏi thăm, cho mẹ Hiên mượn 5 hào để may áo cho con.

- Mẹ Sơn không trách mắng mà âu yếm ôm vào lòng.

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác