Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ - ro - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
Với tác giả, tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ - ro Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ - ro gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý ....
I. Tác giả
Tác giả: Văn Quang, Văn Tuyên.
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Văn bản thông tin
2. Xuất xứ: In trên báo ảnh Dân tộc và miền núi, 2007.
3. Phương thức biểu đạt : Thuyết minh
4. Tóm tắt:
Văn bản giới thiệu về lễ hội truyền thống của người Chơ – ro đó là lễ hội cúng thần Lúa thể hiện mối giao hòa gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Văn bạn nêu ra công tác chuẩn bị lễ hội, các nghi thức chính của lễ hội và giá trị văn hóa của lễ hội đối với cuộc sống của đồng bào người dân Chơ-ro.
5. Bố cục:
Đoạn 1: Từ đầu đến “thật tưng bừng, náo nhiệt!”: Các nghi lễ quan trọng trong lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro
Đoạn 2: Còn lại: Lễ cúng thần Lúa là một nét đẹp văn hóa của người Chơ – ro.
6. Giá trị nội dung:
Văn bản đã cung cấp thông tin về người Chơ-ro và lễ cúng Thần lúa.
Ca ngợi nét đẹp văn hóa truyền thống ở nơi đây
7. Giá trị nghệ thuật:
Văn bản thông tin bố cục hợp lí, thông tin chân thực, chính xác.
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
1. Giới thiệu về người Chơ-ro và lễ cúng Thần Lúa
- Giới thiệu người Chơ-ro:
+ Tên gọi khác: Đơ-ro, Châu-ro.
+ Sinh sống tại Đồng Nai.
- Giới thiệu về lễ cúng Thần Lúa:
+ Thể hiện mối giao hòa, gắn bó giữa con người với thiên nhiên, cùng ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
+ Cũng được xem là Tết của người Chơ-ro.
2. Lễ cúng Thần Lúa
- Giới thiệu chung:
+ Vị trí: Là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro, lễ hội lớn nhất của cộng đồng.
+ Thời gian: Được tổ chức định kỳ hàng năm, thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch, sau khi thu hoạch.
+ Ý nghĩa: Là dịp để đồng bào tạ ơn thần linh đã cho mùa bội thu, cầu xin mưa thuận gió hòa để mùa vụ năm sau no đủ.
- Tiến trình lễ cúng:
+ Bắt đầu bằng việc làm cây nêu.
+ Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa.
+ Lễ cúng chính thức.
+ Sau khi cúng, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.
3. Ý nghĩa lễ cúng Thần Lúa và cảm nhận của nhân vật tôi
- Là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hóa của cuộc sống.
- Cảm nhận của nhân vật: Thấy rõ sự gắn bó ân tình giữa con người với thiên nhiên, lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST