Soạn bài Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Cánh diều

Với soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước trang 80, 81, 82 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.

Soạn bài: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Cô Phương Thảo (Giáo viên VietJack)

1. Chuẩn bị

- Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học. 

- Khi đọc văn bản nghị luận:

+ Văn bản viết về nhân vật Thánh Gióng.

+ Ở văn bản này, người viết thuyết phục Thánh Gióng là một tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước,

+ Để thuyết phục, người viết đã nêu lên các lí lẽ và bằng chứng cụ:

Ÿ Thánh Gióng là tác phẩm tập trung thể hiện chủ đề đánh giặc yêu nước.

Ÿ Các dấu mốc của cuộc đời Thánh Gióng: 

 Gióng ra đời kì lạ (sự tôn kính, yêu mến của nhân dân)

Gióng lớn lên cũng kì lạ (sức mạnh phi thường, sức mạnh toàn dân)

Gióng vươn vai ra trận đánh giặc (bảo vệ đất nước)

Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại (minh chứng của truyền thống giữ nước của dân tộc)

- Đọc trước văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước; tìm hiểu thông tin về tác giả Bùi Mạnh Nhị:

+ PGS. TS Bùi Mạnh Nhị sinh ngày 21 – 2 – 1955, quê quán ở xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hiện nay, ông đang là Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh; Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương. Chuyên ngành chính của ông là Văn học dân gian Việt Nam.

+ Một số tác phẩm đã xuất bản:

Ÿ Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh) (1980)

Ÿ Ca dao Dân ca Nam Bộ (Đồng tác giả), (1985)

Ÿ Văn học dân gian: Những công trình nghiên cứu (Chủ biên) (1995) 

Ÿ Phân tích tác phẩm văn học dân gian (2012)

+ Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương: Nhà giáo Ưu tú Huân chương Lao động hạng Nhất.

- Vận dụng những hiểu biết về truyền thuyết Thánh Gióng (Bài 1) để hiểu thêm văn bản nghị luận này.

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ở phần 1, tác giả khẳng định điều gì?

Trả lời: 

Ở phần 1, tác giả khẳng định điều rằng Thánh Gióng là tác phẩm hay nhất cho chủ để đánh giặc cứu nước.

Câu hỏi trang 80 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?

Trả lời: 

Ý nghĩa của việc ra đời kì lạ của Gióng là biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.

Câu hỏi trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì?

Trả lời: 

Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây để ta thấy được Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.

Câu hỏi trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ở phần 4 tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

Trả lời: 

Ở phần 4 tác giả tập trung phân tích hình ảnh Gióng hoành tráng ra trận hùng dũng.

Câu hỏi trang 81 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Câu văn nào nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc?

Trả lời: 

Câu văn nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc: Gióng đánh giặc cả bằng cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.

Câu hỏi trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ở phần 5, tác giả nêu lên các nội dung chính nào?

Trả lời: 

Ở phần 5, tác giả nêu lên sự kiện Gióng bay về trời và các dấu vết mà Gióng để lại.

Câu hỏi trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm hiểu các từ “bất tử hóa”, “Gióng hóa”.

Trả lời: 

- “bất tử hóa”: Trở nên bất tử, còn mãi.

- “Gióng hóa”: Trở thành thần, thánh chứ không chết đi, theo tín ngưỡng dân gian.

Câu hỏi trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại các chứng tích?

Trả lời: 

Bằng chứng cho thấy Gióng để lại các chứng tích:

- Dấu vết ngựa sắt phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng áo;

- Dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít;

- Chỗ xuất quân, chỗ đoàn trẻ chăn trâu, người thợ rèn đi theo Gióng, chỗ nhổ bụi tre.

- Hội Gióng.

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: 

- Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.

- Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần 1.

- Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa: Minh chứng cho truyền thống giữ nước của dân tộc có từ rất lâu, từ đó củng cổ lòng yêu nước của mọi người.

Câu 2 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Các mục 2 Gióng ra đời kì lạ; 3 Gióng lớn lên cũng kì lạ; 4 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; 5 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

Trả lời: 

- 2 Gióng ra đời kì lạ: Nêu ý nghĩa của sự ra đời kì lạ - biểu hiện yêu mến, tôn kính và tin rằng ra đời kì lạ thì ắt hẳn sẽ lập chiến công kì lạ.

- 3 Gióng lớn lên cũng kì lạ: Tập trung thể hiện việc góp phần nuôi Gióng là tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đoàn kết.

- 4 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc: Tập trung phân tích hình ảnh Gióng hoành tráng ra trận hùng dũng.

- 5 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại: Sự bất tử hóa của hình tượng Gióng và các dấu vết mà Gióng để lại là minh chứng cho câu chuyện có thật.

Câu 3 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Vì sao văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.

Trả lời: 

Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học vì đã làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận thông qua các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản:

- Khẳng định Thánh Gióng là tác phẩm tập trung thể hiện chủ đề đánh giặc yêu nước.

- Các dấu mốc của cuộc đời Thánh Gióng và ý nghĩa của chúng:

+ Gióng ra đời kì lạ (sự tôn kính, yêu mến của nhân dân)

+ Gióng lớn lên cũng kì lạ (sức mạnh phi thường, sức mạnh toàn dân)

+ Gióng vươn vai ra trận đánh giặc (bảo vệ đất nước)

+ Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại (minh chứng của truyền thống giữ nước của dân tộc)

Câu 4 trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).

Trả lời: 

Trong chuỗi chủ đề chống giặc ngoại xâm, chúng ta không thể không kể đến tác phẩm truyền thuyết Thánh Gióng. Nhân dân đã xây dựng một nhân vật độc nhất vô nhị – anh hùng Thánh Gióng. Người anh hùng đấy đại diện cho sức mạnh đoàn kết của toàn dân. Và cũng là minh chứng rực rõ cho truyền thống giữ nước của dân tộc.

Bài giảng: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Cô Nguyễn Thị Nhung (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác