Soạn bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Cánh diều

Với soạn bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ trang 73, 74, 75 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.

1. Chuẩn bị 

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?

Trả lời: 

- Văn bản viết về vấn đề Nguyên Hồng chính là nhà văn của những con người cùng khổ.

- Nội dung của bài viết chính là nhan đề Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ.

- Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là Nhà văn của những người cùng khổ.

Câu 2 trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (Ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;…)?

Trả lời: 

Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng:

- Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt;

- Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước;

- Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại.

- Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần do chính mình “hư cấu” nên.

Câu 3 trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?

Trả lời: 

Theo em, ý chính của: 

- Phần 2: Lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm của Nguyên Hồng – con người thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn luôn khát khao tinh thương và dễ thông cảm với người bất hạnh.

- Phần 3: Hoàn cảnh tạo nên ở Nguyên Hồng “chất dân nghèo, chất lao động”.

Câu 4 trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?

Trả lời: 

Văn bản trên cho em hiểu thêm về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3:

- Mồ côi cha từ năm 12 tuổi, mẹ đi bước nữa và phải đi làm ăn xa. Vì những định kiến khiến mẹ không thể được ở gần Nguyên Hồng. 

→ Hoàn cảnh sống đã khiến tác giả Nguyên Hồng thiếu thốn tình thương trầm trọng được thể hiện trong đoạn trích.

- Ông dễ thông cảm với những người bất hạnh.

→ Thấu hiểu rõ hơn sự cảm thông, tình yêu lớn lao của Nguyên Hồng dành cho người mẹ đáng thương.

- Tất cả những hình ảnh, chi tiết được thuật lại trong đoạn trích đều xuất phát từ thực tế cuộc sống của Nguyên Hồng, từ cảm xúc chân thật.

Câu 5 trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.

Trả lời: 

Nguyên Hồng là con người luôn khát khao tình yêu thương và dễ cảm thông với những người bất hạnh. Từ tuổi thơ bất hạnh cho đến đời sống thời niên thiếu ông luôn sống trong hoàn cảnh đáng thương. Mồ côi cha, không được ở gần mẹ khiến ông phải sống cùng một bà cô cay nghiệt. Cảnh ngộ đó đã đẩy Nguyên Hồng vào môi trường của những con người đầu đường xó chợ, dưới đáy tận cùng xã hội. Nhờ đó, con người tác giả mang đậm chất dân nghèo, chất lao động.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác