Soạn bài Sự tích Hồ Gươm (trang 25, 28) - Cánh diều

Với soạn bài Thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm trang 25, 26, 27, 28 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.

1. Chuẩn bị

- Xem lại hướng dẫn nêu trong mục Chuẩn bị ở bài Thánh Gióng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Đọc trước truyện Sự tích Hồ Gươm; hãy tưởng tượng và miêu tả nơi cất giữ thanh gươm mà Rùa Vàng nhận từ tay Lê Lợi.

Gợi ý:

+ Bầu trời xanh thẳm, đám mây trắng muốt trôi lững lờ. Còn làn nước trong trẻo biến mặt hồ thánh tấm gương lớn…

+ Xung quanh hồ là hàng cây xanh mướt, phất phơ trong làn gió nhè nhẹ…

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ba lần kéo lưới của Lê Thận có gì đáng chú ý?

Trả lời: Cả ba lần kéo lưới của Lê Thận đáng chú ý ở chỗ là đều có sự xuất hiện của một thanh sắt – lưỡi gươm.

Câu hỏi trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tranh minh họa nhân vật và sự việc gì của truyện?

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm hay nhất - Cánh diều

Trả lời: Tranh minh họa nhân vật Lê Thận đang kéo lưới thì phát hiện một thanh sắt – lưỡi gươm thần

Câu hỏi trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản.

Trả lời: Những chi tiết kì ảo trong văn bản:

- Vua Thủy Tề quyết định cho mượn thanh gươm thần.

- Ba lần kéo lưới, Lê Thận đều kéo được một lưỡi gươm.

- Trong túp lều tối, Lê Lợi cầm thanh gươm sáng rực hai chữ “Thuận Thiên”.

- Lê Lợi phát hiện chuôi gươm nạm ngọc tỏa sáng trên ngọn cây đa.

- Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

- Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần.

- Nhà vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên mình tự nhiên động đậy.

- Rùa Vàng đứng nổi trên mặt nước và đòi lại gươm thần cho Long Quân.

Câu hỏi trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?

Trả lời: Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi:

- Nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên, làm cho quân Minh bạt vía.

- Không phải trốn tránh mà xông xáo đi tìm giặc.

- Không phải ăn uống khổ sở mà đã có những kho lương thực chiếm từ giặc.

- Khiến cho đất nước không còn bóng tên giặc nào trên đất nước.

Câu hỏi trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Phần 5 nhằm giải thích điều gì?

Trả lời: Phần 5 giải thích lí do đặt tên gọi Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.

Trả lời: Những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm:

- Lí do Long Vương cho mượn gươm thần.

- Lê Thận ba lần kéo lười đều được lưỡi gươm thần.

- Lê Lợi phát hiện chuôi gươm thần và hoàn thành gươm thần.

- Gươm thần giúp nghĩa quân Lê Lợi chiến thắng.

- Sự hoàn trả gươm của Lê Lợi.

Câu 2 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

Trả lời: 

- Trong truyện nhân vật nổi bật nhất chính là gươm thần. 

- Đặc điểm nhân vật: Gươm thần là của Long Quân, có khả năng phát sáng, trên lưỡi gươm có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu và có sức mạnh vô biên giúp nghĩa quân Lê Lợi chiến thắng trước quân địch.

Câu 3 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?

Trả lời: 

- Những chi tiết liên quan đến lịch sử: Sự kiện lịch sử giặc Minh đô hộ nước ta, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng dậy vùng lên thành công, chiến thắng giặc Minh vang dội.

- Những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo:

+ Vua Thủy Tề quyết định cho mượn thanh gươm thần.

+ Ba lần kéo lưới, Lê Thận đều kéo được một lưỡi gươm.

+ Trong túp lều tối, Lê Lợi cầm thanh gươm sáng rực hai chữ “Thuận Thiên”.

+ Lê Lợi phát hiện chuôi gươm nạm ngọc tỏa sáng trên ngọn cây đa.

+ Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

+ Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần.

+ Nhà vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên mình tự nhiên động đậy.

+ Rùa Vàng đứng nổi trên mặt nước và đòi lại gươm thần cho Long Quân.

Câu 4 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:

- Ca ngợi tài năng, anh minh, sáng suốt của Lê Lợi – người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có công đánh đuổi giặc Minh, đem lại thái bình cho tổ quốc.

- Giải thích, ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Giải thích tên gọi của Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm).

- Thể hiện mong muốn hòa bình, hạnh phúc của nhân dân.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác