(20+ mẫu) Giới thiệu về một tác phẩm văn học Tác giả Nguyễn Du (cực hay)

Tổng hợp trên 20 bài văn Giới thiệu về một tác phẩm văn học Tác giả Nguyễn Du hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Giới thiệu về Tác giả Nguyễn Du - mẫu 1

Nếu như nước Nga tự hào có A. Puskin, nước Pháp tự hào có V. Huy-gô H. Ban-dắc… thì Việt Nam tự hào có Nguyễn Du – một Đại thi hào dân tộc xứng tâm thế giới.  Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thăng Long. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê chúa Trịnh. Đây cũng là gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương, rất sành văn thơ Nôm và thích hát xướng. Cha là Nguyễn Nghiễm, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mẹ là Trần Thị Tân, vợ thứ, quê ở Tiên Du, Bắc Ninh, có tài hát xướng. Những ngày thơ ấu Nguyễn Du sống trong nhung lụa nhưng sớm mồ côi cha mẹ, phải sống nhờ người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản (làm đến chức Tham tụng trong phủ chúa Trịnh). Năm Nguyễn Du mười lăm tuổi, Nguyễn Khản bị bắt giam. Bốn năm sau, Nguyễn Du đỗ tam trường, rồi làm một chức quan võ ở Thái Nguyên.

Năm 1789, nhà Lê sụp đổ, Nguyễn Du lánh về quê vợ, ở nhờ nhà người anh vợ là Tiến sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn tại Thái Bình. Từ đây, Nguyễn Du bắt đầu cuộc sống “mười năm gió bụi”. Cuộc sống khốn khó, nghèo đói, ốm đau trong những năm này giúp ông thấu hiểu số phận con người.

Nguyễn Du đã ra làm quan với nhà Nguyễn từ khi Gia Long lên ngôi (1802) nhưng lại tỏ ra không mấy hào hứng với sự nghiệp chính trị và quan cao lộc hậu. Năm 1820, ông được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc nhưng chưa kịp đi thì mắc bệnh dịch, không thuốc thang và mất ngày 10 tháng 8.

Nguyễn Du đã sống một cuộc đời bi kịch và bi kịch lớn nhất của ông là từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho phỉ chí nhưng rút cuộc phải chấp nhận cuộc đời triển miên buồn chán.

Nguyễn Du là tác giả có nhiều thành tựu kiệt xuất về văn chương. Ông sáng tác trên nhiều thể loại và ở thể loại nào cũng đạt đến trình độ cổ điển. Về thơ chữ Hán, ông có Thanh Hiên thi tập (78 bài) viết trước khi làm quan với nhà Nguyễn; Nam trung tạp ngâm (40 bài) viết thời làm quan ở Huế, Quảng Bình và Bốc hành tạp lục (131 bài) viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. Về thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác là Truyện Kiều và Văn chiêu hồn :

Thơ văn Nguyễn Du trước hết là những trang nhật kí trung thực, phản chiếu một cách chính xác bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp lên quyền sống của con người. Trong Thái Bình mại giả ca, ông miêu tả cảnh quan lại quyển quý cơm canh, thịt cá thừa mứa ăn không hết, đem đổ xuống sông, trong khi người nghèo đói ca hát đến sùi bọt mép chỉ được mấy đồng kẽm. Hay trong Sở kiến hành, ông cũng miêu .tả cảnh đón tiếp sứ thần ở trạm Tây Hà mâm cao cỗ đầy, chó trong xóm cũng ngán ăn vì no trong khi bốn mẹ con người ăn mày chết vì đói:

Tục tiêu Tây Hà dịch,

Cung cụ hà trương hoàng!

Lộc cân tạp ngư xí,

Mãn trác trần trư dương.

Trưởng quan bất hạ trợ,

Tiểu môn chỉ lược thường.

Bát khí uô cố tích, ,

Lân cẩu yếm cao lương.

Bất trí quan đạo thượng,

Hữu thử cùng nÀi nương.

(Đêm qua ở trạm Tây Hà

Mâm cỗ cung đốn sao mà linh đình!

Nào là gân hươu, vây cá,

Đây bàn thịt lợn, thịt đê. :

Quan lớn không chọc đũa,

Người tùy tùng chỉ nếm qua.

Đồ bỏ không hề tiếc,

Chó hàng xóm cũng chán thức ngon.

Không biết trên đường cái quan,

Có mẹ con nhà này cùng cực đến thế!)

Trước những hiện thực được phơi bày, Nguyễn Du đã thể hiện một thái độ phê phán quyết liệt. Tiêu biểu hơn cả cho thái độ ấy chính trong Phản chiêu hồn:

Hôn hệ! Hôn hệ! Hôn bất quy?

Đông Tây Nam Bắc vô sở y.

Thướng thiên hà địa giai bất khả,

Yên, Dĩnh thành trung lai hà ui?

Thành quách do thị, nhân dân phi,

Trần di cổn cổn ô nhân y.

Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa,

Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quỳ

Bất lộ trảo nha dữ giác độc,

Giảo tước nhân nhục cam như dị!

(Hồn ơi! Hồn ơi! Sao không trở về?

Đông Tây Nam Bắc không nơi nương tựa. ˆ

Về thành Yên, Sính làm chi nữa!

Thành quách y nguyên, việc đời khác,

Cát bụi lầm cả áo người.

Đi ra xe ngựa, về vênh váo,

Lên mặt Cao, Quỳ tán chuyện đời.

Không lộ vuốt nanh cùng nọc độc,

Mà xé thịt người nhai ngọt xớt.)

Không chỉ phản ánh hiện thực, các sáng tác của Nguyễn Du còn thấm đượm tinh thần nhân đạo. Nổi bật trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du là sự quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Thơ văn ông thể hiện tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ. Từ kẻ tranh đoạt ngôi báu kẻ quyền cao chức trọng đến cung phi, tướng sĩ, những người vào sông ra bể, những kẻ chết oan ông đều thương cảm. Ông thương những trẻ em mất sớm:

Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,

Lỗi giờ sinh lìa mẹ la cha, ˆ

Lấy ai bồng bế vào ra,

Ù ơ tiếng khóc thiết tha não lòng.

thương những người sa cơ lỡ vận khi thời thế đổi thay:

Một phen thay đổi sơn hà, .

Tấm thân chiếc lá biết là về đâu.

(Văn chiêu hồn)

Và ông thương nhất những người phụ nữ, đặc biệt là những kẻ phải đem tài sắc mua vui cho thiên hạ. Hơn một lần, trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã khóc – tiếng khóc đây đau đớn, xót xa và chứa chan nỗi niềm thương cảm: Đau đớn thay phận đàn bà. Lời thơ cũng chính là sự chiêm nghiệm của Nguyễn Du về cuộc đời, về thân phận con người, mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc.

Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du đề cao quyền sống, đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế. Trong Truyện Kiêu, cứ mỗi lần miêu tả sự hội ngộ của Thúy Kiều với Kim Trọng, Thúy Kiều với Thúc Sinh, Thúy Kiều với Từ Hải, ngòi bút của nhà thơ lại ngân lên những nhịp điệu đắm say. Hay khi Kiều trao duyên cho em gái, đó là một việc nghĩa nhưng nàng không cảm thấy hạnh phúc của người làm việc nghĩa mà chỉ thấy đau đớn, nuối tiếc mênh mang:

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

(Truyện Kiều)

Một khía cạnh khác trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du chính là sự trân trọng những giá trị tính thần, trân trọng chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó. Trong Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du khóc thương cho nhất chỉ thư – mảnh giấy mong manh lưu lại nỗi niềm tâm sự của Tiểu Thanh:

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.

Son phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

(Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.

Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,

Văn chương không có thân mệnh mà cũng bi đốt dở.)

Nhưng hơn hết, thi nhân còn khóc thương cho Tiểu Thanh — chủ nhân của những mảnh giấy đó và cho những người cùng hội cùng thuyền với nàng:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kỳ oan ngã tự cư.

(Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được.

Ta tự coi là kẻ cùng một hội với con người phong vận mắc nỗi oan lạ lùng.)

Cùng với giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo đã mang đến cho các sáng tác của Nguyễn Du tỉnh thần nhân văn sâu sắc.

Về phương diện nghệ thuật, có thể thấy Nguyễn Du viết và thành công trên nhiều thể loại thơ ca (ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành…) nhưng đạt đến trình độ mẫu mực cổ điển là hai thể thơ dân tộc (lục bát và song thất lục bát). Thơ chữ Hán, chữ Nôm của Nguyễn Du đều đạt đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại, góp phần làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc.

Với tất cả những gì đã thể hiện trong văn chương, Nguyễn Du xứng đáng là ở vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học dân tộc. Năm 1965, ông được tổ chức Unesco suy tôn danh hiệu Danh nhân văn hóa thế giới.

“Tam bách niên” đã trôi qua, nỗi niềm trăn trở Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như của Nguyễn Du đã được muôn triệu người hồi đáp. Và nhân dân Việt Nam nói riêng, toàn thể nhân loại nói chung sẽ mãi mãi còn nhớ đến cụ Tiên Điền — một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng thương người sâu sắc, bao dung, một ngòi bút hiện thực phê phán mạnh mẽ, sắc bén; một nghệ sĩ đã kết tỉnh những thành tựu văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện Kiều  như một tiểu thuyết bằng thơ với nghệ thuật miêu tả tâm lí thần tình chưa từng có; một người đã đưa ngôn ngữ văn học tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển. Nguyễn Du xứng đáng là Đại thi hào dân tộc Việt Nam.

Giới thiệu về Tác giả Nguyễn Du - mẫu 2

Nguyễn Du là danh nhân văn hóa nổi tiếng, hơn ai hết ông còn là nhà văn có tài năng viết nên “Truyện Kiều” tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 sinh trưởng trong gia đình có nhiều người làm quan cho triều đình. Cả cha và mẹ ông đều là những người có quyền cao chức trọng được người đời sùng bái.

Khi còn nhỏ ông sống trong giàu sang, từ khi cha mẹ mất cuộc đời ông bắt đầu cuộc sống cơ cực, nay đây mai đó. Thời gian sống ngoài xã hội ông thấm thía nỗi bất hạnh kiếp người thấp nhất của xã hội đó là tầng lớp người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca…nỗi bất hạnh đó đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du.

Nội dung thơ văn của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh cuộc đời cơ cực của chính bản thân và xã hội rối ren, bất công, bạo ngược lúc đương thời. Nếu đọc qua sẽ nhận ra tác phẩm Nguyễn Du đậm chất tinh thần nhân đạo, thể hiện sự đồng cảm, ngợi ca những con người dưới đáy xã hội nhất là những người phụ nữ có tài nhưng số phận hẩm hiu.

Trong các tác phẩm của ông yếu tố nghệ thuật được đánh giá rất cao, ông đã đưa hai thể thơ dân gian của nước ta đạt đến trình độ điêu luyện, chính Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc, thấu đáo, đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, phong phú, biến hóa nhiều hơn. Nói không quá khi chính ông là người có công lớn khi giúp cho nền văn học nước nhà lên tầm cao mới.

Nhìn chung trong tác phẩm của ông mang giá trị tư tưởng nhân đạo sâu sắc thể hiện khát vọng công lý, tự do, cảm thương cho số phận người phụ nữ, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh, qua đó không quên tố cáo mặt trái của chế độ phong kiến thối nát.

Nguyễn Du là người tài giỏi đã đóng góp quan trọng sự phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên phóng khoáng, phong phú và đa dạng và biến hóa hơn. Nguyễn Du chắc chắn là người quan trọng góp phần phát triển nền văn hoa trung đại nước nhà.

Giới thiệu về Tác giả Nguyễn Du - mẫu 3

Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình phong kiến quyền quý. Nhưng năm 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống cùng với người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản.

Do nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du dã rơi vào cuộc sống đầy khó khăn gian khổ. Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn và hoạn lộ trở nên thuận lợi hơn.

Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành,… nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.

Đặc điểm nội dung: nội dung sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao tình. Những khái quát của ông về cuộc đời, về thân phận con người thường mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc. Ý nghĩa sâu sắc của thơ ca Nguyễn Du gắn chặt với tình đời, tình người bao la của nhà thơ.

 Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập. Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

Giới thiệu về Tác giả Nguyễn Du - mẫu 4

Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng
Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như?

(Tố Hữu – Kính gửi cụ Nguyễn Du)

Đã gần ba thế kỷ trôi qua nhưng những vần thơ thấm đẫm nước mắt và tràn trề tình thương mà Nguyễn Du để lại vẫn còn nguyên giá trị. Tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện những nỗi lòng u uất, những tâm trạng thổn thức đến bất an.

Nguyễn Du được coi là một thiên tài, một danh nhân văn hóa không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại. Nhắc đến Nguyễn Du, chúng ta không thể không nói đến một trái tim luôn đau nỗi đau của con người. Mọi nỗi buồn đau, thống khổ của kiếp người vang động đến đều có thể khiến cho trái tim ấy rỉ máu. Từ đó Nguyễn Du viết nên những dòng thơ xót xa mà thấm đẫm tình người. Trong cuộc đời mình, ông cũng trải qua không ít dâu bể, biến cố nên mở đầu kiệt tác Truyện Kiều ông viết:

Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, quê ở Tiên. Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có truyền thống khoa bảng và văn chương ở Thăng Long. Năm 1802, ông được cử đi sứ Trung Quốc lần thứ hai, chưa kịp đi thì mắc bệnh mà mất. Ông để lại cho nền văn học, nước nhà một sự nghiệp văn chương đồ sộ trong đó Truyện Kiều xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc ta.

Cuộc đời Nguyễn Du gắn liền với nhiều biến động lịch sử: chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi lên ở khắp nơi mà tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn. Ông trải qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, lúc sống xa hoa, quyền quý, khi lưu lạc gió bụi nơi đất khách quê người. Bởi thế ông tích lũy được vốn sống phong phú và học tập được ngôn ngữ của nhân dân. Đó phải chăng là cơ sở cho tư tưởng nhân đạo trong thơ văn Nguyễn Du?

Đọc và tìm hiểu những sáng tác của Nguyễn Du, ta sẽ thấy ông xót xa nhất cho con người trong cảnh bể dâu trước những đổi thay trớ trêu của cuộc đời. Đó là những khi thân phận con người trở nên mỏng manh, bị vùi dập, bị giày xéo. Cả xã hội phong kiến lẫn định mệnh mù quáng đã vào hùa với nhau để hành hạ con người. Mà trong cảnh bể dâu kia, thân phận bi kịch điển hình nhất là những người tài sắc. Họ như những bông hoa nở trong dông tố, danh nhân cũng hóa nạn nhân, vàng ngọc cũng bị coi như đất bùn.

Tư tưởng nhân đạo trong thơ Nguyễn Du được thể hiện qua sự căm phẫn của ông đối với những thế lực chà đạp con người, hủy hoại tài năng:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.

(Đọc Tiểu Thanh Kí)

Ông luôn bày tỏ nỗi đau một cách bi phẫn trước những kiếp người thấp cổ bé họng, trước sự thất bại của cái thiện, cái mỹ. Trong trái tim bao la của ông, ta thấy cái phần thông thiết nhất luôn được dành cho thân phận bi kịch của những con người tài hoa bạc mệnh, đặc biệt là những người phụ nữ. Họ là những nạn nhân đáng thương nhất trong cuộc đời đầy lang sói, lắm biến thiên dâu bể này.

Đó là Đạm Tiên “nổi danh tài sắc một thì” mà phải chịu cảnh “sống làm vợ khắp người ta” để rồi “nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương” và cuối cùng chỉ còn lại “sè sè nấm đất bên đường”. Đó là Tiểu Thanh “son phấn có phần chôn vẫn hận – văn chương không mệnh đốt còn vương”. Tiêu biểu hơn tất cả là Thúy Kiều “sắc đành đòi một tài đành họa hai” mà phải chịu một đời truân chuyên chìm nổi “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, muốn thoát khỏi kiếp sống ô nhục lại bị đạp xuống sâu hơn, bế tắc hơn… Tất cả những thân phận phụ nữ tài sắc mà bất hạnh ấy được Nguyễn Du tổng kết trong hai câu thơ ứa máu khái quát quy luật nghiệt ngã của cuộc đời:

Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

(Văn chiêu hồn)

Viết về những con người ấy, Nguyễn Du bày tỏ lòng nhân ái của con người đối với con người nhưng cũng chính là nỗi niềm của người tri kỷ, của kẻ cùng hội cùng thuyền, đồng bệnh tương lân. Nguyễn Du tìm thấy mình ở trong họ, tìm thấy họ ở trong mình. Cho nên lời thơ của ông chân thành đến tận đáy lòng. Ông truyền tất cả những đau đớn của trái tim vào những trang viết để tạo nên những “Tiếng thơ ai động đất trời”.

Giới thiệu về Tác giả Nguyễn Du - mẫu 5

Nền văn học Việt Nam được tạo nên bởi nhiều tài năng lớn. Trong số đó Nguyễn Du luôn xứng đáng là đại diện xuất sắc lỗi lạc nhất cho văn học dân tộc ở mọi thời đại.

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê gốc ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh nhưng được sinh ra tại Thăng Long ngày 25 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 3 tháng 11 năm 1765). Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, từng có nhiều người làm quan và nhiều người sáng tác văn học, cha là Nguyễn Nghiễm, từng là tể tướng triều Lê, mẹ là Trần Thị Tần, vợ thứ ba của cha, xuất thân từ một gia đình bình dân ở Bắc Ninh, vốn rất giỏi hát xướng, Nguyễn Du sớm kế thừa được những truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Cuộc đời của nhà thơ có nhiều biến đổi thăng trầm. Sau những năm tháng ấu thơ êm đềm và hạnh phúc, đến năm 10 tuổi tang thương bắt đầu ập đến: cha mất, tiếp theo hai năm sau mẹ cũng qua đời. Nguyễn Du phải đến sống nhờ nhà người anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi hương đậu tam trường, rồi làm một chức quan võ ở Thái Nguyên. Năm 1789 nhà Lê sụp đổ, Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình, rồi tiếp đó về sống ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Đó là quãng đời "mười năm gió bụi" vô cùng long đong khổ cực của nhà thơ.

Năm 1802 nhà Nguyễn được thiết lập, Nguyễn Du bất đắc dĩ từ chối không được phải miễn cưỡng ra làm quan. Ông từng làm tri huyện, tri phủ Thường Tín, cai bạ Quảng Bình. Tiếp đó, năm 1813 ông được thăng chức học sĩ điện Cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước ông được thăng làm Tham tri bộ Lễ. Năm 1820 Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc lần nữa nhưng chưa kịp đi thì ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn ông mất đột ngột trong một trận dịch lớn.

Trong cuộc đời nhiều sóng gió của mình Nguyễn Du đã để lại một sự nghiệp văn học vô giá: đồ sộ về số lượng, sâu sắc về nội dung, xuất sắc trong nghệ thuật thể hiện. Nguyễn Du sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập: Thanh Hiên thi tập, được làm lúc nhà thơ đang sống ở quê vợ Thái Bình và quê nhà Nghi Xuân; Nam trung tạp ngâm, viết trong thời gian Nguyễn Du làm quan ở Quảng Bình; Bắc hành tạp lục là tập thơ chữ Hán xuất sắc nhất, tập hợp những sáng tác ra đời trong lúc Nguyễn Du đi sứ ở Trung Quốc.

Trong những tập thơ này có nhiều bài thơ rất đặc sắc: Độc Tiểu Thanh kí , sở kiến hành, Long Thành cầm giả ca, Thái Bình mại ca giả. về thơ chữ Nôm, Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều và một tác phẩm cũng rất nổi tiếng: "Văn tế thập loại chúng sinh”.

Những sáng tác của Nguyễn Du trước hết cho thấy khả năng bao quát hiện thực và một cảm quan nhạy bén sắc sảo trước những vấn đề lớn của con người, của thời đại. Hiện thực cuộc sống với bao điều nhức nhối đã được Nguyễn Du ghi lại một cách trung thực và xúc động. Trên cái nền của sự phản ánh đó người đọc cũng thấy được ý thức phản kháng xã hội và đặc biệt là ý thức khẳng định, vun đắp cho cuộc sống hạnh phúc của con người của nhà thơ.

Trái tim của đại thi hào luôn thao thức cùng bao nỗi buồn vui của con người trên khắp chốn nhân gian: từ người ca nữ đất Long Thành nổi danh tài sắc thì giờ tủi hờn trong cảnh chiều tà xế bóng ( Long Thành cầm giá cá); từ nàng Kiều tài sắc hơn người mà một đời bất hạnh (Truyện Kiều); cho đến người hát rong (Thái Bình mại ca giả), những người ăn xin (Sở kiến hành), cả đến những cô hồn tội nghiệp đang vất vưởng trong khắp cõi trời đất (Văn chiêu hồn… tất cả đều hiện lên sống động trong bao niềm ưu tư trăn trở của Nguyễn Du. Hơn ai hết Nguyễn Du là một nhà hiện thực và nhân đạo vĩ đại của văn chương mọi thời đại bởi con mắt nhìn thấu cả sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt đến ngàn đời của ông

Không chỉ có vậy, sáng tác Nguyễn Du còn là minh chứng của một nghệ thuật đã đạt tới trình độ bậc thầy của một tài năng kiệt xuất. Ngôn ngữ văn chương, đặc biệt là tiếng Việt đạt đến đỉnh cao của sự nhuần nhuyễn, tinh tế, tự nhiên, có khả năng biểu hiện sâu sắc đời sống và nội tâm con người. Đó còn là thứ ngôn ngữ được kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân, tạo nên nhiều sắc thái biểu hiện rất đa dạng.

Nguyễn Du còn đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật. Ông đã để lại cho nền văn học dân tộc nhiều điển hình nhân vật bất hủ. Đến Nguyễn Du thế giới nội tâm con người với bao biến thái tinh vi, phức tạp dường như mới được khám phá trọn vẹn ở những chiều sâu không cùng của nó. Có thể nói tác phẩm của Nguyễn Du đã đạt tới sự mẫu mực của nghệ thuật cổ điển.

Cuộc đời hơn năm mươi năm sống giữa trần gian của Nguyễn Du dẫu nhiều bi kịch cay đắng, có khi mất phương hướng trong những cơn lốc xoáy của lịch sử, thế nhưng trước sau Nguyễn Du vẫn là con người của tài hoa, của một trái tim luôn chan chứa dạt dào niềm yêu thương và nỗi xót đau vô hạn cho mỗi kiếp người bất hạnh trên khắp thế gian. Nguyễn Du là một tài năng, một tâm hồn mà càng qua thời gian càng ngời sáng.

Giới thiệu về Tác giả Nguyễn Du - mẫu 6

“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

Đó là nỗi niềm của một con người với trái tim muốn bao dung tất cả khi viết về nàng Tiểu Thanh tài hoa nhưng bạc mệnh. Và hẳn nhiên, trong tâm thức của của con người ấy, cũng có một nỗi lo sợ vô hình, sợ bị lãng quên, sợ bị ruồng rẫy, vì chính ông cũng là người có tài nhưng cuộc sống cũng chênh vênh. Con người tài hoa ấy chính là Nguyễn Du, đại thi hào của nền văn học Việt Nam và thế giới.

Nguyễn Du (1765 - 1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ hay Nam Hải điếu đồ, quê tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, cũng là quê hương của nhiều bậc trí giả của Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc và có truyền thống về văn học. Cha ông là Nguyễn Nghiễm đậu nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ tức Tể Tướng. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, con gái một người là chức câu kế, quê ở xứ Kinh Bắc, thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Nguyễn Du bị ảnh hưởng bởi giọng điệu ngọt ngào của những làn quan họ quê mẹ mà sau này ta còn bắt gặp rất nhiều trong những sáng tác của ông. Quê hương và gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn và tạo nên mảnh đất màu mỡ để tài năng của Nguyễn Du phát triển suốt thời kỳ niên thiếu.

Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đầy biến động khi chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng đang trên bờ vực của sự suy tàn và sụp đổ. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền binh gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Giai cấp thống trị thối nát, quan tham hoành hành, tàn bạo. Kéo theo đó là cuộc sống khốn cùng của nhân dân khi họ phải oằn mình với những thứ thuế vô lý, những đạo luật hà khắc, những cuộc bắt lính tòng quân làm tan nát biết bao gia đình. Và hệ quả tất yếu của những đè nén, áp bức là bão táp của các cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt phải kể đến cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn do người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ chỉ huy. Sự suy đồi về đạo đức, lễ giáo phong kiến sụp đổ, đồng tiền trở thành thứ có thể quy đổi mọi giá trị khiến cho tầng lớp trí thức mất niềm tin hoàn toàn vào chế độ phong kiến. Chính những biến động lịch sử ấy đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tư tưởng của Nguyễn Du. Ông thương xót cho tất cả kiếp người lầm than, dù họ là ai, xuất thân thế nào. Ông càng thương xót cho kiếp người tài hoa, tài tử mà bạc mệnh - những con người thù địch với chính chế độ mà họ đã từng dốc lòng phò tá. Đấy cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ chế độ phong kiến đã trải qua thời kỳ thịnh vượng, hoàng kim của mình và giờ là lúc nó bộc lộ rõ bản chất thối nát của mình. Sự phát triển của chế độ phong kiến không còn phù hợp với sự phát triển nhận thức của tầng lớp trí thức đương thời nên nó sẽ sụp đổ để rồi được thay thế bằng một chế độ khác, phù hợp hơn.

Bản thân Nguyễn Du là người thông minh, học rộng, biết nhiều. Sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, cả cha và anh của ông đều làm quan lớn dưới triều Nguyễn nên đến tận năm 11 tuổi, Nguyễn Du vẫn được sống trong giàu sang, phú quý. Đây là quãng thời gian Nguyễn Du được chứng kiến sự sa đọa của chúa Nguyễn, những cuộc tranh đua, giành giật chốn quan trường nên ông nhận thức rõ ràng về cuộc sống, lễ nghi của tầng lớp quý tộc đương thời. Nhận thức rõ ràng bao nhiêu ông lại càng thấy căm ghét nó bấy nhiêu. Thế nhưng sau quãng thời gian đó, cuộc đời Nguyễn Du thăng trầm, lên xuống theo sự biến động của dòng lịch sử. Năm 13 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên ông thấu hiểu nỗi đau đớn, lạc lõng của những đứa trẻ bơ vơ không cha, không mẹ. Đặc biệt quãng thời gian “mười năm gió bụi phong trần” (1776 - 1786) là thời gian Nguyễn Du lưu lạc, ăn nhờ ở đậu nơi quê vợ. Đây cũng là những năm tháng cùng cực, khổ sở, tủi nhục trong suốt cuộc đời của Nguyễn Du, đói không có cơm ăn, rét không có áo mặc. Ông tha hương, bơ vơ giữa cuộc đời đầy biến động. Những dòng tâm sự được ông viết trong thời gian này là sự dằn vặt, trăn trở của một con người nuôi chí lớn, khi nguyện ước chưa thành, khi chưa làm được gì rạng danh mà tóc đã bạc trắng:

“Mười năm trọn quê người nấn ná
Nương quê người tóc đã điểm sương”

Dù vậy, mười năm chìm nổi đất Bắc cũng là quãng thời gian ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều với tất cả mọi hạng người. Nguyễn Du được sống gần dân, chứng kiến cuộc sống cơ cực, đau khổ của họ dưới sự đàn áp, bóc lột đến tận xương tủy của tầng lớp thống trị. Ông thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của tất cả thập loại chúng sinh, từ trí sĩ, người giàu đến những con người lao động nhỏ bé đầy bất hạnh. Đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Dù là ai, khi chết đi họ cũng chỉ là những linh hồn cô đơn, nhỏ bé, tội nghiệp mà thôi. Có lẽ mười năm gió bụi phong trần là khoảng thời gian mang đến cho Nguyễn Du những trải nghiệm hoàn toàn khác với cuộc sống sung túc, giàu sang thuở thiếu thời để rồi ông có một vốn sống phong phú mở lòng để bao dung cho tất cả. Khó khăn cùng thăng trầm trong mười năm ấy chỉ là bước đệm để Nguyễn Du có tầm nhìn vượt thoát khỏi những ganh đua, những rào cản trong nhận thức bản thể của mình để mang tình thương vượt lên trên những định kiến hẹp hòi của chế độ, tiến đến với trái tim bao la của một vĩ nhân.

Xem thêm các bài Soạn văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác