Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 112 Tập 1 - Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa trang 112, 113, 114 Tập 1 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

Lỗi về thành phần câu và cách sửa

Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mắc lỗi về thành phần câu? Phát hiện và đề xuất phương án sửa lỗi cho những trường hợp đó.

a. Bằng những khảo sát đáng tin cậy đã chỉ ra rằng, các con sông lớn đang dần khô cạn.

b. Rất thú vị truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng.

c. Những con người vị tha giàu đức hi sinh ấy.

d. Theo báo Tuổi trẻ cho biết, tình trạng ùn ứ nông sản của nông dân miền Tây đã bước đầu được giải quyết.

e. Chữ người tử tù, một tác phẩm được sáng tác bằng bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân.

g. Với những tin tức lan truyền trên mạng xã hội không phải bao giờ cũng chính xác.

h. Khổ thơ chỉ có một câu, rất đặc biệt.

Trả lời.

a. Câu thiếu chủ ngữ.

Sửa: Những khảo sát đáng tin cậy đã chỉ ra rằng các con sông lớn đang dần khô cạn.

b. Sắp xếp sai vị trí câu.

Sửa: Truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng rất thú vị.

c. Câu thiếu vị ngữ.

Những con người giàu đức hi sinh ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc với mỗi người dân nơi đây.

d. Thiếu chủ ngữ

Sửa: Báo Tuổi trẻ cho biết tình trạng ùn ứ nông sản của nông dân miền Tây đã bước đầu được giải quyết.

e. Thiếu vị ngữ

Sửa: Chữ người tử tù là một tác phẩm được sáng tác bằng bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân.

g. Thiếu cả chủ ngữ và nghị ngữ

Sửa: Những tin tức lan truyền trên mạng xã hội không phải bao giờ cũng chính xác.

h. Thiếu vế câu

Sửa: Tuy khổ thơ chỉ có một câu nhưng rất đặc biệt.

Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phát hiện lỗi về thành phần câu ở các trường hợp sau và sửa lại:

a. Truyện ngắn, thể loại linh hoạt ấy.

b. Đã vẽ bức tranh tường hoành tráng này một nhóm họa sĩ đến từ thành phố.

c. Số đỏ không chỉ là một tác phẩm trào phúng đặc sắc vào bậc nhất trong văn học Việt Nam trước 1945.

d. Văn bản nghị luận, loại văn bản được viết ra với mục đích thuyết phục người đọc.

Trả lời:

a. Thiếu vị ngữ.

Sửa: Truyện ngắn, thể loại linh hoạt ấy đã được rất nhiều nhà văn theo đuổi.

b. Sắp xếp sai vị trí câu.

Một nhóm họa sĩ đến từ thành phố đã vẽ bức tranh tường hoành tráng này.

c. Thiếu vế câu.

Số đỏ không chỉ là một tác phẩm trào phúng mà còn tác phẩm đặc sắc vào bậc nhất trong văn học Việt Nam 1945.

d. Thiếu vị ngữ.

Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết ra với mục đích thuyết phục người đọc.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Vì sao những câu sau đây (lấy từ một số văn bản văn học) mặc dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai?

a. Huân cảm tưởng như mình đã bị thuổng văn. Bị đạo ý.

(Nguyễn Trương Quý, Câu chuyện bắt đầu từ tầng 10)

b. Mắt mèo hoang. Em thích mẹ nói em có con mắt mèo hoang và dã thú.

(Nguyễn Ngọc Thuần, Một thiên nằm mộng)

c. Đó là người câm của quán rượu. Anh Ba Hoành!

(Nguyễn Quang Sáng, Quán rượu của người câm)

Trả lời:

Những câu in đậm trên, dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai bởi người viết đều mang theo mục đích riêng của mình. Như câu “bị đạo ý”, đây là câu rút gọn nhằm giải thích cho ý câu trước của tác giả. Hay câu “Mắt mèo hoang” bạn đầu nghe ta sẽ thấy rất vô lý nhưng khi đọc câu tiếp theo, ta sẽ thấy nó rất phù hợp, tác giả đảo hình ảnh đó lên trước nhằm nhấn mạnh và gây chú ý với người đọc. Câu cuối cũng vậy “Anh Ba Hoành!” được đặt thành câu riêng nhằm nhấn mạnh nhân vật mà vế đằng trước đang muốn nói đến – một người câm của quán rượu. 

→ Đôi khi sự không đầy đủ về thành phần trong câu sẽ giúp cho mục đích truyền tải của người viết được rõ ràng hơn là câu đầy đủ. Sự nhấn mạnh về ý thay vì giải thích ra sẽ luôn tạo được ấn tượng với người đọc hơn.

Bài giảng: Thực hành tiếng việt trang 112 - Cô Trang Thủy (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác