Top 10 Đoạn văn cảm xúc của bạn khi nghe bài hát của Văn Cao

Tổng hợp trên 10 đoạn văn (khoảng 150 chữ) cảm xúc của bạn khi nghe bài hát của Văn Cao hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đề bài: Tìm nghe một bài hát của Văn Cao và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm xúc của bạn khi nghe bài hát đó.

Đoạn văn cảm xúc của bạn khi nghe bài hát của Văn Cao: bài hát Tiến quân ca

Bài “Tiến quân ca” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác trong giai đoạn cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939 – 1945), đặc biệt là thời điểm cách mạng Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực. Khi nghe những lời hát đầu tiên, em cảm nhận được sự hào hùng, quyết tâm ngoài ra những câu hát trên còn thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân Việt Nam - những con người cùng chung lí tưởng cứu nước và chung sức phấn đấu giải phóng đất nước. Lời bài hát rộn ràng, hào sảng chất chứa khí thế và sự tự hào tất thảy của những con người Việt Nam. “Tiến quân ca” không chỉ là một bài hát có giai điệu tuyệt vời mà lời ca trong bài hát này cũng đầy mĩ miều, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về một tập thể đoàn kết, vững mạnh thể hiện tinh thần quyết tâm không ngừng chiến đấu vì một đất nước Việt Nam vững bền. Khi nghe bài hát, em cảm thấy tự hào, được khơi gợi sức mạnh, niềm tin vào sự sống và những điều tốt đẹp trong tương lai. 

Đoạn văn cảm xúc của bạn khi nghe bài hát của Văn Cao: bài hát Làng tôi

Bài hát Làng tôi của nhạc sỹ Văn Cao là 1 bài hát sang tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài hát miêu tả cảnh làng quê Việt Nam đang sống trong yên vui, thanh bình thì giặc Pháp tràn đến đốt phá, tàn sát dân lành. Căm thù giặc nhân dân ta đã đứng lên chiến đấu bảo vệ quê hương, luôn tin vào một ngày mai chiến thắng. Bài hát có 3 lời với giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu hình ảnh, bố cục gọn gàng, chặt chẽ như 1 câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc, đã để lại giá trị nghệ thuật còn mãi nguyên vẹn hàng triệu trái tim người nghe!

Đoạn văn cảm xúc của bạn khi nghe bài hát của Văn Cao: bài hát Quốc Ca

Khi nghe bài "Quốc Ca" của Văn Cao, em cảm thấy rất trang nghiêm và tình cảm. Những lời nhạc cao trào đã đánh thức lên bộn bề tình cảm trong em về đất nước yêu dấu này. Em không thể nhịn được nước mắt khi nghe đến những câu như "Đường vinh quang xây xác quân thù", "Cờ in máu chiến thắng vang hồn nước", bởi những câu hát ấy kêu gọi người dân Việt Nam phải cùng nhau vực dậy, cùng nhau đoàn kết trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Bài hát này thực sự là một tác phẩm vang danh của nền âm nhạc Việt Nam, truyền tải qua từng giai điệu và lời bài hát sức mạnh của tình yêu dành cho quê hương, đất nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc. Khi nghe bài hát này, em cảm thấy tự hào về dân tộc mình và đầy hi vọng về một tương lai tươi sáng cho Việt Nam.

Đoạn văn cảm xúc của bạn khi nghe bài hát của Văn Cao: bài hát Tiến về Hà Nội

Văn Cao là “cánh chim đầu đàn” cho nền âm nhạc hiện đại Việt Nam. Các sáng tác của ông phong phú với nhiều thể loại: trữ tình, hành khúc, dân ca. Tiến quân ca là một trong các sáng tác nổi bật nhất của Văn Cao và vinh dự được chọn làm Quốc ca Việt Nam. Các ca khúc của ông luôn mang tính nhân văn sâu sắc, với tình yêu cuộc sống, khát vọng hòa bình, độc lập, tự do. Năm 1996, nhạc sĩ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật. Bài “Tiến về Hà Nội” không cánh mà bay rất cao, rất xa. Bộ đội hát, dân công hát, nhân dân Nam Bắc đều hát theo nhịp hành khúc “Tiến về Hà Nội”. Bài hát “bay” cả vào nhà tù đế quốc. Tù nhân hát, họ hát như xé toang lồng ngực. Họ hy vọng một ngày không xa sẽ cùng quân dân tiến về Hà Nội: “Trùng trùng quân đi như sóng...”! không hiểu sao tự nhiên có dư luận tung lên, sặc mùi đố kỵ rằng: Bài hát ra đời năm 1949 khi đất nước đang còn trong giai đoạn cam go mà đã lạc quan tếu! Đã hò hét nhau tiến về Hà Nội! Họ tự cho mình cái quyền được “dạy bảo” và quy chụp vô lối, sặc mùi đánh hôi và cơ hội. Nhạc sĩ Văn Cao khi ấy tuy còn trẻ nhưng rất bình tâm và nghe ngóng không phản ứng và cũng không thanh minh. Đến ngày 10/10/1954, cả Hà Nội một khí thế bừng lên: “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về / Chúng ta đi reo vui, lúc quân thù đầu hàng / Cờ ngày nào tung bay trên phố!...”.

Đoạn văn cảm xúc của bạn khi nghe bài hát của Văn Cao: bài hát Mùa xuân đầu tiên

"Mùa xuân đầu tiên” là bài hát trở lại của Văn Cao sau gần 20 năm tuyên bố gác bút, trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là mùa xuân năm 1976 - mùa xuân thống nhất đầu tiên của dân tộc; và cứ như vậy, nhạc sĩ Văn Cao đã để lại cho đời một nhạc phẩm xuất sắc. Theo lời tâm sự của Văn Cao, nếu như “Tiến quân ca” là bản nhạc đưa những người lính ra trận thì “Mùa xuân đầu tiên” là bản nhạc đón những người lính trở về trong một khát vọng sum họp và đoàn tụ. Ca khúc còn gửi gắm một tư tưởng lớn về hòa hợp dân tộc, tôn vinh một hạnh phúc giản dị và đời thường của hòa bình: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về/ Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông/ Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn”. “Mùa xuân đầu tiên” cũng là một ca khúc được viết theo điệu Valse, một điệu thức trước đó nhiều lần được Văn Cao sử dụng qua các nhạc phẩm khác. Nhưng với bản Valse mùa xuân này, tưởng như đây là một điệu khiêu vũ dặt dìu bất tận trong niềm hạnh phúc khôn nguôi, khi những giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống nghẹn ngào trong cả người nghe, người hát và chính người sáng tác: “Nước mắt trên vai anh, giọt rơi ấm đôi vai anh/ Niềm vui phút giây như đang long lanh”. Xóa bỏ thù hận, chỉ còn lại yêu thương, tin cậy và cùng nhau hướng về tương lai. Một tư tưởng sâu sắc được viết ra bằng những lời ca giản dị mà lay động lòng người: “Từ đây người biết quê người/ Từ đây người biết thương người/ Từ đây người biết yêu người”. Mùa xuân đầu tiên cũng có thể xem là ca khúc nổi tiếng cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của Văn Cao, dù sau đó ông có viết thêm hai bài: “Hành khúc công nhân toa xe” (1983) và “Tình khúc trung du” (1984).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác