Top 20 đoạn văn điều em thích nhất ở bài Hôm qua tát nước đầu đình

Tổng hợp trên 10 đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên điều em thích nhất (về nội dung hoặc nghệ thuật ) ở bài Hôm qua tát nước đầu đình hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đoạn văn nói lên điều em thích nhất ở bài Hôm qua tát nước đầu đình - mẫu 1

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùng nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lí do nghe qua hết sức hài hước và dí dỏm đó là bỏ quên áo trên cành sen. Trong hai câu tiếp theo, cho thấy sự táo bạo của chàng trai trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. Táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng. Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chưa thể khâu mà anh ta cũng chưa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng như vậy rất lâu rồi. Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo đáp công lao ấy. Qua bài ca dao, chúng ta thấy được một tình cảm vô cùng trong sáng và tha thiết của con người làng quê Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh vô cùng gần gũi và giản dị, gắn liền với mỗi chúng ta.

Đoạn văn nói lên điều em thích nhất ở bài Hôm qua tát nước đầu đình - mẫu 2

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có vô số các bài ca dao, dân ca nổi tiếng được nhiều người biết đến. Một trong số đó là "Hôm qua tát nước đầu đình". Điều em thích nhất ở tác phẩm này đó chính là nội dung của nó gắn liền với các hoạt động lao động, sinh hoạt của con người Việt Nam. Trong bài, người con trai đã hiện lên với vẻ đẹp lao động khỏe khoắn "Hôm qua tát nước đầu đình". Người con gái cũng khéo léo, tháo vát trong công việc may vá để cho chàng trai phải "Mai mời cô ấy về khâu cho cùng". Các tác phẩm văn học dân gian thường được sáng tác ra khi con người lao động để xua tan đi những mệt mỏi, vất vả. "Hôm qua tát nước đầu đình" có lẽ cũng được ra đời trong hoàn cảnh đó. Vậy nên có thể coi đây là một bài ca dao đặc trưng của văn học dân gian.

Đoạn văn nói lên điều em thích nhất ở bài Hôm qua tát nước đầu đình - mẫu 3

"Hôm qua tát nước đầu đình" là bài ca dao quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây là lời ướm hỏi của chàng trai gửi đến cô gái mà mình để ý. Điều em thích nhất là sự duyên dáng của chàng trai trong bài thơ. Anh bắt chuyện với cô gái bởi vì "Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen". Nhưng hoa sen vốn không có cành. Đây chỉ là một lời nói khéo léo giúp chàng trai thể hiện tình cảm của mình. Rồi, ngày càng mạnh dạn hơn, chàng trai đã ngỏ ý "Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng" và "Khâu rồi anh sẽ trả công" để cuối cùng nhắc đến "một thúng xôi vò", "lợn béo", "rượu tăm",... đó chính là những lễ vật cho ngày ăn hỏi. Tất cả những lời lẽ mà chàng trai nói ra đều rất tự nhiên, thuyết phục, thể hiện sự khéo léo, tinh tế của con người Việt Nam.

Đoạn văn nói lên điều em thích nhất ở bài Hôm qua tát nước đầu đình - mẫu 4

"Hôm qua tát nước đầu đình" là bài ca dao quen thuộc với người nông dân. Em vẫn thường hay nghe các bác, các cô chú ngâm bài thơ này trong các buổi sinh hoạt, hội hè hay thậm chí là lúc ra đồng làm việc. Vậy nên, điều em thích ở nó chính là sự gần gũi, dễ hiểu, dễ thuộc, tính ứng dụng cao. Đó là nhờ thể thơ lục bát được hiệp vần rất chặt chẽ. Các từ ngữ trong bài cũng bình dị, thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân. Nhịp thơ ổn định tạo nên giai điệu nhịp nhàng cho bài ca dao. "Hôm qua tát nước đầu đình" đã có từ rất lâu nhưng đến tận ngày nay nó vẫn khẳng định được sức sống của mình trong lòng nhân dân. Có được điều đó chính là nhờ vào nghệ thuật của bài.

Đoạn văn nói lên điều em thích nhất ở bài Hôm qua tát nước đầu đình - mẫu 5

"Hôm qua tát nước đầu đình" là bài ca dao cực kì nổi tiếng. Thậm chí, nó đã được phổ nhạc thành bài hát được các bạn trẻ yêu thích. Có được thành công đó là do tác phẩm này được viết theo thể thơ lục bát đặc trưng của dân tộc. Các câu thơ hiệp vần với nhau khá chặt chẽ kết hợp với nhịp thơ 4/4, 4/2 hài hòa tạo ra âm điệu nhịp nhàng, dễ nghe. Lời thơ cực kì bình dị, gần gũi, dễ hiểu khiến người nghe dễ đọc, dễ thuộc. Ngoài ra, nội dung bài thơ còn là lời tỏ tình của một chàng trai với một cô gái. Những đặc điểm trên chính là điều khiến em vô cùng yêu thích bài ca dao này.

Đoạn văn nói lên điều em thích nhất ở bài Hôm qua tát nước đầu đình - mẫu 6

"Hôm qua tát nước đầu đình" là bài ca dao quen thuộc với người nông dân. Em vẫn thường hay nghe các bác, các cô chú ngâm bài thơ này trong các buổi sinh hoạt, hội hè hay thậm chí là lúc ra đồng làm việc. Vậy nên, điều em thích ở nó chính là sự gần gũi, dễ hiểu, dễ thuộc, tính ứng dụng cao. Đó là nhờ thể thơ lục bát được hiệp vần rất chặt chẽ. Các từ ngữ trong bài cũng bình dị, thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân. Nhịp thơ ổn định tạo nên giai điệu nhịp nhàng cho bài ca dao. "Hôm qua tát nước đầu đình" đã có từ rất lâu nhưng đến tận ngày nay nó vẫn khẳng định được sức sống của mình trong lòng nhân dân. Có được điều đó chính là nhờ vào nghệ thuật của bài.

Đoạn văn nói lên điều em thích nhất ở bài Hôm qua tát nước đầu đình - mẫu 7

Thơ về tình yêu đôi lứa “Hôm qua tát nước đầu đình” hẳn không còn là bài thơ quá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Một mặt bởi lời thơ nhẹ nhàng, câu từ dễ hiểu, một mặt đây còn là bài thơ sau này được phổ nhạc có mức độ công chúng biết đến rộng rãi. Bài thơ kể về lần làm quen ngượng ngùng của chàng trai. Không biết làm cách nào để làm quen với cô gái – người mình thích, chàng trai đã tạo cớ bằng cách để quên “áo trên cành hoa sen”. Cách làm quen mà có lẽ, vào thời đại hiện đại như chúng ta bây giờ phải phì cười bởi sự ngớ ngẩn của anh chàng song đó lại là công cụ hữu hiệu giúp anh đi vào trái tim cô gái ngày đó. Chỉ một hai câu, chàng trai đã thổ lộ tình cảm của mình một cách từ tốn, kín đáo. Sự thể hiện tình cảm trong sáng, thuần túy này là điều mà em thích nhất ở bài thơ. Bởi thời đại ngày nay, chúng ta có nhiều cách để làm quen, tiếp cận đối phương nhưng có lẽ, sự tiếp cận bằng nét mộc mạc, giản dị này lại là thứ chiếm được tình cảm của nhiều cô gái.

Đoạn văn nói lên điều em thích nhất ở bài Hôm qua tát nước đầu đình - mẫu 8

“Hôm qua tát nước đầu đình” là bài thơ dân gian được viết theo thể lục bát – một thể thơ quá đỗi quen thuộc của thơ ca Việt Nam. Sử dụng thể thơ lục bát đưa bài thơ vào sự nhịp nhàng, có vần điệu. Hơn nữa, lời thơ lại gần gũi, dể hiểu mang đến sự trong trẻo đồng thời dễ đi vào tâm trí bạn đọc. Bài thơ kể về cách làm quen của chàng trai với một cô gái. Khung cảnh diễn ra tại một làng quê nọ ở Việt Nam. Đọc những câu thơ “Hôm qua tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen” tạp nên sự gần gũi, yên bình. Sen là quốc hoa của Việt Nam. Tác giả dân gian khéo léo đưa vẻ đẹp quê hương, dấu ấn riêng của quê hương vào bài thơ để thể hiện tình cảm của mình. Sen không có cành, vậy nhưng, lời nói duyên dáng, hóm hỉnh của chàng trai đã khiến chúng ta phải phì cười. Chàng viện cớ làm quen với nàng bằng cách bỏ quên áo trên sen, sau đó thổ lộ với con người mình đem lòng thầm thương trộm nhớ về hoàn cảnh chưa vợ và người mẹ đã già. Cách dẫn chuyện đầy chân tình, có duyên của chàng trai, có lẽ là điều mà những bạn nam ngày nay có thể lấy đó làm ví dụ để học hỏi trong giai đoạn đau đầu suy nghĩ làm quen với ai đó. Nghệ thuật trong bài thơ gây ấn tượng với em, ấy là cách tạo câu chuyện của bài thơ. Người đọc biết rằng đây chỉ là một câu chuyện được kể lại, song dưới sự điêu luyện của vần, nhịp, điệu, bài thơ bỗng chốc như có nhạc, vừa uyển chuyển vừa sâu sắc.

Đoạn văn nói lên điều em thích nhất ở bài Hôm qua tát nước đầu đình - mẫu 9

Ngày nay, để làm quen một cô gái hay một chàng trai, có nhiều cách làm quen mà đa phần chúng ta sẽ gặp trực tiếp và xin thông tin liên lạc. Đến với bài thơ “Hôm qua tát nước đầu đình”, chúng ta được chiêm ngưỡng một cách làm quen có phần độc – lạ của chàng trai. Tại làng quê thanh bình, sen là loài hoa không có cành, chàng trai đã tạo điểm nhấn bằng cách bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen và tiến tới xin hỏi cô gái. Có lẽ, chàng cũng biết thừa cô không lấy chiếc áo nhưng đấy là cách làm quen duyên dáng, hài hước của chàng trai có nét gì đấy ngây ngô, chất phác. Và sau đó, chàng trai đã tiếp cận, thổ lộ với cô gái mong muốn được lấy cô làm vợ. Bằng chứng là việc anh đề cập “Áo anh sứt chỉ đã lâu / Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”. Lời tỏ tình kín đáo nhưng không kém duyên, ngược lại, có lẽ, còn khiến cô gái ngượng ngùng, bối rối. Bài thơ làm lay động chúng ta bởi tình cảm trong sáng, thuần khiết của đôi nam – nữ, vừa khiến chúng ta mang cảm giác bịn rịn, bồi hồi như chính mình là nhân vật trong bài thơ. “Hôm qua tát nước đầu đình” mang đến một làn gió mới về sự chủ động tạo báo nhưng có phần dè dặt.

Xem thêm các bài Soạn văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác