Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 35 - Cánh diều
Với soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 35 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
1. Bối cảnh lịch sử, môi trường gia đình, cuộc đời tác giả với việc đọc hiểu thơ văn
Bối cảnh lịch sử, môi trường gia đình là những yếu tố khách quan có ảnh hưởng tới cuộc đời, con người và sáng tác của tác giả. Cuộc đời, con người nhà văn là yếu tố chủ quan tác động trực tiếp tới sáng tác văn chương. Ngược lại, tác phẩm là “tấm gương phản chiếu” tác giả và thời đại. Vì vậy, cần vận dụng những kiến thức về bối cảnh lịch sử, gia đình, cuộc đời, con người nhà văn để đọc hiểu tác phẩm. Ví dụ: Phong ba bão táp của thời đại dẫn đến nhiều sóng gió trong cuộc đời Nguyễn Du. Điều này giúp cho việc lí giải chính cuộc đời phong trần, từng trải đã đưa nhà thơ đến với nhiều miền quê, tiếp xúc với nhiều người, từ đó, có một vốn sống hết sức phong phú. Môi trường gia đình với truyền thống văn hóa, văn học cho thấy Nguyễn Du đã sống trong một hoàn cảnh thuận lợi để có được một nền tảng văn hóa sâu rộng cùng sự hiểu biết sâu sắc về văn học Việt Nam, Trung Quốc…
2. Nghệ thuật Truyện Kiều
- Thể loại: Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện thơ Nôm, kết hợp được thế mạnh của cả tự sự và trữ tình.
- Cốt truyện: Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du tiếp thu cốt truyện từ cuốn tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Thâm tài nhân (Trung Quốc). Cốt truyện của Truyện Kiều có phần giống cốt truyện của nhiều truyện thơ Nôm với kết cấu ba phần Gặp gỡ - Thử thách – Đoàn tụ, với kiểu kết thúc có hậu – người tốt được đền bù, kẻ xấu bị trừng phạt. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Truyện Kiều so với truyện thơ Nôm ở kết thúc tác phẩm: về hình thức là có hậu song thực chất là bi kịch.
- Nhân vật: Truyện Kiều có những sáng tạo lớn trong xây dựng nhân vật so với nhiều truyện thơ Nôm. Trong Truyện Kiều, có những nhân vật phân chia theo loại (nhân vật tốt, thiện như Kim Trọng, Từ Hải, nhân vật xấu, ác như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh,…) nhưng cũng có những nhân vật không thể phân chia theo loại (nhân vật có sự đan xen tốt – xấu như Thúc Sinh). Tính cách nhân vật được khắc họa với cả dáng vẻ bên ngoài và đời sống nội tâm, có sự phát triển bởi tác động của hoàn cảnh (Thúy Kiều).
Nội tâm nhân vật trong Truyện Kiều thường được thể hiện qua các mặt: lời người kể chuyện, bút pháp tả cảnh ngụ tình và đặc biệt là lời độc thoại nội tâm (lời nhân vật tự nói với chính mình, thể hiện trực tiếp cảm xúc, suy nghĩ bên trong của nhân vật). Ví dụ: Trong đoạn trích Trao duyên, nội tâm nhân vật Thúy Kiều được thể hiện qua lời kể của tác giả và lời độc thoại nội tâm.
- Người kể chuyện: Ở truyện Kiều, người kể chuyện có những thay đổi so với truyện thơ Nôm. Người kể chuyện ở truyện thơ Nôm chủ yếu là ngôi thứ ba, là người kể chuyện toàn tri. Do người kể chuyện ở ngôi thứ ba nên điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài câu chuyện. Trong Truyện Kiều, điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi, từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc, kết hợp người kể chuyện toàn tri và người kể chuyện hạn tri, kết hợp kể với biểu đạt tình cảm.
- Nghệ thuật miêu tả: Trong Truyện Kiều, thiên nhiên có khi là đối tượng thẩm mĩ, được miêu tả chân thực, sinh động, có khi là phương tiện thể hiện tình cảm với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. Nhân vật chính diện thường được Nguyễn Du miêu tả bằng bút pháp ước lệ, lí tưởng hóa, nhân vật phản diện thường được miêu tả bằng bút pháp tả thực.
- Ngôn ngữ: Ở Truyện Kiều có cả ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian (ca dao, tục ngữ) và ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở. Vì vậy, ngôn ngữ tác phẩm vừa bình dị, vừa mang vẻ đẹp cổ điển.
Tất cả những yếu tố trên góp phần tạo nên giá trị lớn của thơ văn Nguyễn Du.
3. Biện pháp tu từ đối
- Đối là biện pháp tu từ, theo đó, người viết (người nói) xếp đặt những từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tương tự hoặc tương phản nhau ở những vị trí đối xứng trong câu hoặc trong văn bản để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật một ý nghĩa nhất định.
- Biện pháp đối thường được thực hiện giữa hai dòng thơ hoặc hai câu văn, gọi là trường đối (bình đối). Ví dụ:
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Biện pháp đối còn được thực hiện giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc một câu văn. Trường hợp này được gọi là tiểu đối. Ví dụ:
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
(Nguyễn Du)
- Biện pháp đối không chỉ được dùng phổ biến trong văn vần (như thơ, phú), văn biền ngẫu (như câu đối, chiếu, cáo, hịch,…) mà còn được dùng trong cả văn xuôi, nhất là văn chính luận thời trung đại.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều