Top 20 Ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền

Tổng hợp trên 20 đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền - mẫu 1

Đoạn trích “Thề nguyền” thuộc phần Gặp gỡ và đính ước, trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước “vầng trăng vằng vặc”. Nguyễn Du đã xây dựng một khung cảnh tuyệt đẹp đó là đêm trăng tình yêu, vầng trăng ước hẹn để từ đó thể hiện khát khao về tình yêu tự do của Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là tình yêu trong sáng, thủy chung, vượt lên trên lễ giáo phong kiến. Đoạn trích thành công với nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố; hình ảnh ẩn dụ đặc sắc: giấc hoè, bóng trăng đã xế hoa lê lại gần, đỉnh Giáp non thần,...; vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa, tóc tơ, chữ đồng,... Sử dụng nhiều từ láy có giá trị tạo hình, biểu cảm. Đây quả là một đoạn thơ xuất sắc trong việc ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu và tấm lòng đồng cảm của Nguyễn Du với khát vọng hạnh phúc của con người.

Ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền - mẫu 2

"Thề nguyền" là một đoạn trích có nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong "Truyện Kiều". Tác phẩm được ra đời trong thời kì mà xã hội phong kiến còn nhiều hủ tục lạc hậu, người phụ nữ không được quyền quyết định mối hôn sự của mình. Họ chỉ có thể chịu sự sắp xếp của cha mẹ thì hành động "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" của Thúy Kiều đến nhà Kim Trọng được coi là táo bạo, trái với lẽ thường. Không những thế, hai người còn tự ý ước định "Trăm năm tạc một chữ đồng nên xương" khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ hai bên. Đây chính là tư tưởng tiến bộ, mới mẻ của Nguyễn Du. Ông mong muốn con người có được tự do trong tình yêu, không bị phụ thuộc vào bất cứ thế lực nào. Những hình ảnh ẩn dụ như "hoa", "tóc tơ", "ánh trăng", "tiếng sen" và các điển tích điển cố như "trướng huỳnh", "đỉnh Giáp non thần" đã làm cho không khí buổi thề nguyền thêm phần long trọng, tô đậm thêm tư tưởng của tác giả. Từ đây, ta thấy được tài năng và tấm lòng lớn của một con người sống trong thời loạn lạc. Nguyễn Du thật xứng đáng với danh xưng đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền - mẫu 3

"Truyện Kiều" được coi là kiệt tác văn học của dân tộc. Trong đó, đoạn trích "Thề nguyền" đã thể hiện quan điểm, tư tưởng rất tiến bộ của tác giả Nguyễn Du ở thời kì bấy giờ. Đoạn thơ này được trích từ câu 431 đến 452 ở phần đầu của tác phẩm mang tên"Gặp gỡ và đính ước". Nội dung của đoạn trích nói về việc Thúy Kiều đã sang nhà Kim Trọng để cùng làm lễ ước hẹn, gắn bó với nhau đến suốt cuộc đời. Điều này đã thể hiện tư tưởng cấp tiến mà tác giả hướng tới. Trong thời kì mà người con gái phải chịu sự hà khắc của lễ giáo phong kiến thì hành động tự ý hẹn ước của Thúy Kiều và Kim Trọng được coi là sai trái. Chính tình cảm mãnh liệt, trong sáng giữa hai người đã giúp cô phá bỏ xiềng xích, mở đường tìm kiếm tình yêu tự do. Với các từ ngữ gợi hình, gợi tả, từ ngữ ẩn dụ, Nguyễn Du đã miêu tả khung cảnh đêm trăng thề nguyền thật tươi đẹp. Những điển tích, điển cố được đan cài khéo léo cũng tô đậm thêm tình cảm giữa hai người. Thông qua đoạn trích này, người đọc có thể nhận xét rằng "Truyện Kiều" không những có nghệ thuật đặc sắc mà còn thể hiện giá trị nhân văn đầy cao đẹp.

Ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền - mẫu 4

"Truyện Kiều" là một tác phẩm gồm nhiều phân đoạn đặc sắc, nổi bật phải kể đến "Thề nguyền". Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả như "xăm xăm", "thiu thiu", "bâng khuâng",... để diễn tả tâm trạng, hành động của hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Kim Trọng. Ngoài ra, những hình ảnh ẩn dụ như "hoa", "tóc tơ", "ánh trăng", "tiếng sen" khiến cho không khí buổi thề nguyền diễn ra vừa long trọng lại vừa gần gũi, thân thiết. Các điển tích,điển cố: "trướng huỳnh", "đỉnh Giáp non thần" đã làm tăng thêm phần sống động cho lời thơ. Không những có nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích còn mang nội dung đầy ý nghĩa. Sau khi có tình cảm với nhau, Thúy Kiều đã quyết định đến gặp Kim Trọng. Hai người đã thề nguyền, hẹn ước trọn đời bên nhau dưới vầng trăng sáng. Hành động của họ thể hiện tư tưởng đầy tiến bộ của Nguyễn Du trong tình yêu. Người phụ nữ không phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ nữa mà đã tự quyết định người mình yêu là ai. Thúy Kiều đã tự tìm lấy tự do, hạnh phúc cho mình. Đây là một lối suy nghĩ đầy táo bạo, chủ động, cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của đại thi hào Nguyễn Du.

Ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền - mẫu 5

Sau buổi thanh minh vô tình chạm mặt, người quốc sắc kẻ thiên tài đã nảy sinh tình cảm với nhau. Thuý Kiều và Kim Trọng đã trao cho nhau những tín vật tình yêu và thầm hứa hẹn mối lương duyên này. Đoạn trích Trao duyên kể về cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thuý Kiều ở trong nhà. Họ đã cắt tóc giữa vầng trăng vằng vặc giữa trời để trao duyên và hứa hẹn trọn đời sẽ ở bên nhau. Cả Kim Trọng và Thuý Kiều đều rất trân trọng khoảnh khắc đặc biệt này vì thế khung cảnh diễn ra buổi trao duyên rất trang nghiêm, đầy đủ với không khí thiêng liêng. Không có ai chứng giám nhưng có vầng trăng vĩnh cửu, bất diệt trên bầu trời “Vầng trăng vằng vặc giữa trời/ Đinh ninh hai miệng một lời song song” Giây phút ấy cả hai đã thực sự sống trong tình yêu và sự hạnh phúc vì đã tìm thấy một nửa của đời mình. Để tái hiện không khí đặc biệt trang trọng ấy tác giả đã lựa chọn nghệ thuật kể chuyện, các chi tiết miêu tả rất sắc nét:Bóng trăng đã xế,đêm xuân mơ màng, tóc mây một món dao vàng chia đôi. Sử dụng các điển tích, điển cố như trăm năm tạc một chữ đồng, đỉnh Giáp non thần. Đặc biệt nghệ thuật sử dụng các từ ngữ độc đáo “xăm xăm”, “băng lối”, “một mình” cho thấy sự chủ động trong tình yêu của Thuý Kiều. Các đoạn đối thoại giữa Thuý Kiều và Kim Trọng khá độc đáo, đã bộc lộ được nội tâm của nhân vật. Có thể nói đoạn trích cũng đã cho thấy đỉnh cao nghệ thuật trong thơ lục bát của Nguyễn Du.

Ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền - mẫu 6

Đoạn trích Thề nguyền thuộc phần gặp gỡ và đính ước, trích tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Sau khi gặp gỡ ở Tiết thanh minh Kim Trọng và Thuý Kiều đã nảy sinh tình cảm. Như mối lương duyên tiền định Thuý Kiều đã cài kim thoa vào cành đào trong vườn. Kim Trọng nhặt được và bày tỏ nỗi lòng thầm thương trộm nhớ Kiều. Đoạn trích tập trung miêu tả khung cảnh Thuý Kiều xăm xăm băng lối vườn khuya một mình sang tìm gặp Kim Trọng và hai người đã trao lời thề nguyền với nhau. Dưới vầng trăng vằng vặc giữa trời hai người đã trao cho nhau lời thề nguyền đính ước, hẹn trăm năm sẽ ở bên nhau trọn đời. Đoạn trích sử dụng nghệ thuật kể chuyện và miêu tả với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp hiện thực và cổ điển. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ có khả năng gợi tả và gợi cảm mạnh mẽ để miêu tả khát vọng tình yêu của Thuý Kiều. Các điển tích, điển cố và các hình ảnh ẩn dụ đặc sắc như giấc hòe, đỉnh Giáp non thần, tóc tơ, chữ đồng, bóng trăng đã xế hoa lại gần… đặc biệt đến Nguyễn Du thơ lục bát đã đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tóm lại đoạn trích Thề nguyền là một trong đoạn trích xuất sắc trong tác phẩm Truyện Kiều.

Xem thêm các bài Soạn văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác