Trắc nghiệm Thu hứng (cảm xúc mùa thu) (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 44 câu hỏi trắc nghiệm Thu hứng (cảm xúc mùa thu) Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Vài nét về tác giả Đỗ Phủ

Câu 1. Đỗ Phủ sống ở thế kỉ nào?

A. VII

B. VIII

C. IX

D. X

Câu 2. Nhà thơ nào là bạn thân của tác giả Đỗ Phủ?

A. Hạ Chi Trương

B. Lỗ Tấn

C. Lý Bạch

D. La Quán Trung

Câu 3. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đỗ Phủ cùng quê với nhà thơ Lý Bạch, Hạ Chi Trương, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Từ nào sau đây diễn tả chính xác cuộc đời của nhà thơ?

A. Nhung lụa

B. Hạnh phúc

C. Bất hạnh

D. Bi thương

Câu 5. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng của nhà Thanh, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đỗ Phủ là nhà thơ lãng mạn, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 7. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đỗ Phủ được xem là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất văn học Trung Quốc, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 8. Với những đóng góp của mình, Đỗ Phủ được mệnh danh là?

A. Thi thánh

B. Phật thơ

C. Thi sử

D. Cả A và C

 Câu 9. Đâu không phải là phong cách nghệ thuật của nhà thơ?

A. Phản ánh bộ mặt của xã hội Trung Quốc

B. Chan chứa tình yêu nước, thương dân

C. Các tác phẩm phục vụ cung đình

D. Bút pháp hiện thực đặc sắc

Câu 10. Đỗ Phủ quê ở đâu?

A. Hà Nam, Trung Quốc

B. Chiết Giang, Trung Quốc

C. Quảng Châu, Trung Quốc

D. Bắc Kinh, Trung Quốc

 Câu 11. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“Bài thơ Cảm xúc mùa thu được tác giả sáng tác năm 766, khi Đỗ Phủ đang ở Quỳ Châu”, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Tìm hiểu chung về thơ Đường luật

Câu 1. Thơ Đường luật là:

A. Xuất hiện thời trung đại ở Việt Nam (thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú).

B. Xuất hiện thời Đường ở Trung Quốc (thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú).

C. Xuất hiện thời nhà Đường ở Trung Quốc (thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn).

D. Xuất hiện thời Đường ở Trung Quốc (thất ngôn bát cú, song thất lục bát).

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của thơ Đường luật:

A. Hình ảnh thơ có tính ước lệ, tượng trưng cao chứa đựng tâm sự cảm xúc của tác giả về thời cuộc và thân phận con người.

B. Hình ảnh thơ chân thực, hàm súc chứa đựng tâm sự cảm xúc của tác giả về thời cuộc và thân phận con người.

C. Hình ảnh thơ gợi cảm chứa đựng tâm sự cảm xúc của tác giả về thời cuộc và thân phận con người.

D. Hình ảnh thơ tươi sáng chứa đựng tâm sự cảm xúc của tác giả về thời cuộc và thân phận con người.

Câu 3. Quy tắc gieo vần của thơ Đường luật:

A. Thông thường chỉ gieo một vần là vần trắc ở cuối các câu 1,2,4 (với thơ tứ tuyệt), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bát cú).

B. Thông thường chỉ gieo một vần là vần bằng ở cuối các câu 1,2,4 (với thơ tứ tuyệt), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bát cú).

C. Thông thường chỉ gieo một vần là vần bằng ở giữa các câu 1,2,4 (với thơ tứ tuyệt), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bát cú).

D. Thông thường chỉ gieo một vần lưng ở các câu 1,2,4 (với thơ tứ tuyệt), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bát cú).

Câu 4. Dòng nào nói đúng nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật?

A. Hai câu 3 và 4 phải “đối” nhau và hai câu 7, 8 cũng “đối” nhau.

B. Hai câu 1 và 2 phải “đối” nhau và hai câu 5, 6 cũng “đối” nhau.

C. Hai câu 3 và 4 phải “đối” nhau và hai câu 5, 6 cũng “đối” nhau.

D. Đối ở cặp câu bất kỳ trong bài.

Câu 5. Đối trong thơ Đường thường được hiểu là:

A. Sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ.

B. Đối thường được hiểu là sự tương phản về hình, bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ.

C. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ.

D. Sự tương phản về thanh điệu bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ.

Câu 6. Thơ Nôm Đường luật là:

A. Những bài thơ được viết bằng chữ tượng hình theo thể luật Đường.

B. Những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể luật Đường.

C. Những bài thơ được viết bằng từ Hán Việt theo thể luật Đường.

D. Những bài thơ được dịch từ tiếng Hán theo thể luật Đường.

Câu 7. Những bài thơ nào sau đây thuộc thơ Nôm Đường luật?

A. Những bài thơ không tuân thủ luật Đường và cả những bài thơ có phá cách (có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn).

B. Những bài thơ sáng tạo luật Đường hoàn chỉnh có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn.

C. Những bài thơ tuân thủ luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài thơ có phá cách (có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn).

D. Những bài thơ tuân thủ luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài thơ có phá cách (có xen song thất lục bát).

Câu 8. Dòng nào nói lên cách ngắt nhịp sáng tạo của thơ Nôm Đường luật?

A. Ngắt nhịp chẵn trong câu thơ thất ngôn (không như cách ngắt nhịp quen thuộc của thơ Đường luật là 2/3, 4/3).

B. Ngắt nhịp 2/3 trong câu thơ thất ngôn (không như cách ngắt nhịp quen thuộc của thơ Đường luật là 2/3, 4/3).

C. Ngắt nhịp lẻ trong câu thơ thất ngôn (không như cách ngắt nhịp quen thuộc của thơ Đường luật là 2/3, 4/3).

D. Ngắt nhịp 3/4 trong câu thơ thất ngôn (không như cách ngắt nhịp quen thuộc của thơ Đường luật là 2/3, 4/3).

Câu 9. Hình ảnh thơ trong thơ Nôm Đường luật có đặc điểm nổi bật nào?

A. Chân thực, bình dị của đời sống thực tế gần gũi với con người.

B. Đài cách, tươi tắn, gợi cảm, giàu liên tưởng.

C. Phong phú, đa dạng.

D. Gắn với thiên nhiên, với cảm xúc của con người.

Câu 10. Hai câu thơ nào trong bài thơ Đường luật phải làm cho người đọc thấy được “cái thần” của bài thơ và hàm ý gợi ra nội dung ở các phần tiếp sau?

A. Hai cầu đề.

B. Hai câu thực.

C. Hai câu luận.

D. Hai câu kết.

Câu 11. Hai câu thơ nào trong bài thơ Đường luật thường dùng nghệ thuật đối và có nhiệm vụ bình luận, nhận định?

A. Hai cầu đề.

B. Hai câu thực.

C. Hai câu luận.

D. Hai câu kết.

Câu 12. Hai câu thơ nào trong bài thơ Đường luật có chức năng khép bài nhưng thường không khép kín mà gợi ý có khi gợi ra một ý mới?

A. Hai cầu đề.

B. Hai câu thực.

C. Hai câu luận.

D. Hai câu kết.

Câu 13. Đối thoại với nhân vật trữ tình/với tác phẩm có nghĩa là:

A. Thể hiện thái độ đồng tình (hoặc không) với thái độ, tình cảm của tác giả.

B. Phân tích cách tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật.

C. Kể những trải nghiệm trong cuộc sống của bản thân.

D. Nhận biết chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Câu 14. Thơ góp phần bồi dưỡng vẻ đẹp nào cho con người?

A. Vẻ đẹp tâm hồn.

B. Vẻ đẹp nhân cách.

C. Trí tưởng tượng.

D. Tất cả các ý trên đọc.

Câu 15. Để cảm, hiểu tư tưởng, tình cảm một bài thơ, học sinh cần:

A. Ghi nhớ lời cô bình giảng.

B. Học tập các bạn học giỏi môn Văn.

C. Tự đọc, phân tích, hiểu theo ý mình (ý kiến khác chỉ để tham khảo)

D. Đọc, ghi nhớ ý kiến của các nhà phê bình.

Vài nét về văn bản Thu hứng

Câu 1. Cảm xúc mùa thu của tác giả nào?

A. Tản Đà

B. Đỗ Phủ

C. Lý Bạch

D. Đỗ Pháp Thuận

Câu 2. Cảm xúc mùa thu được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 766

B. 767

C. 768

D. 769

Câu 3. Cảm xúc mùa thu được sáng tác bằng thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Song thất lục bát

D. Thất ngôn bát cú

Câu 4. Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau trong bài thơ Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ thành bài thơ hoàn chỉnh?

Hàm y xứ xứ thôi đao xích

 

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm

 

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

 

Cô chu nhất hệ cố viên tâm

 

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

 

Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm

 

Giang gian ba lãng khiêm thiên dũng

 

Tái thượng phong vân tiếp địa âm

Câu 5. Nội dung chính của bốn câu thơ sau là gì?

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng khiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm

A. Cảnh mùa thu

B. Tình thu

C. Thời g an mùa thu

D. Hoạt động của sự vật vào mùa thu

Câu 6. Nội dung chính của bốn câu thơ sau là gì?

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm

Hàm y xứ xứ thôi đao xích

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm

A. Cảnh mùa thu

B. Tình thu

C. Thời gian mùa thu

D. Hoạt động của sự vật vào mùa thu

Câu 7. Giá trị nội dung của tác phẩm Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ?

A. Biểu hiện cái tôi cá nhân - một cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời

B. Thể hiện sự chán ghét của thi nhân đối với cuộc sống tầm thường nơi trần thế

C. Nỗi lòng riêng tư của tác giả nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời

D. Thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của hai nhà thờ thời thịnh Đường

Câu 8. Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của Cảm xúc mùa thu?

A. Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh

B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình

D. Ngôn ngữ ước lệ, nhiều tầng bậc

Phân tích văn bản Thu hứng

Câu 1. Cây phong nhuốm đỏ là loài cây tượng trưng cho mùa nào ở Trung Quốc?

A. Xuân

B. Hạ

C. Thu

D. Đông

Câu 2. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Vu Sơn, Vu Giáp là những địa danh nổi tiếng ở quê hương Hà Nam của Đỗ Phủ, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 3. Bức tranh thu ở vùng rừng núi hiện lên như thế nào qua hai câu đề bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ?

A. Ảm đạm, hiu hắt

B. Náo nhiệt, sôi động

C. Tươi tắn, giàu sức sống

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4. Hai câu thực bài thơ Cảm xúc mùa thu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Đối lập

B. Phóng đại

C. So sánh

D. Đáp án A và B

Câu 5. Không gian được gợi mở trong hai câu thực bài thơ Cảm xúc mùa thu?

A. Hùng vĩ, mĩ lệ

B. Xơ xác, tiêu điều

C. Thưa vắng sự sống

D. Hạn hẹp

Câu 6. Hình ảnh thơ nào không xuất hiện trong hai câu thực của bài thơ Cảm xúc bài thơ - Đỗ Phủ?

A. Khóm cúc

B. Con thuyền

C. Nước mắt

D. Tiếng chày

Câu 7. Câu thơ “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” có thể hiểu là:

A. Khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt

B. Khóm cúc nở ra giọt nước mắt

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 8. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về hai câu luận bài thơ Cảm xúc mùa thu đúng hay sai?

“Hai câu luận diễn tả cảm xúc dồn nén, nỗi nhớ quê hương da diết của Đỗ Phủ”

A. Đúng

B. Sai

Câu 9. Hai câu kết bài thơ Cảm xúc mùa thu xuất hiện âm thanh nào?

A. Tiếng chày đập vải

B. Tiếng chày giã gạo

C. Tiếng chim hót

D. Tiếng suối chảy

Câu 10. Đáp án nào không đúng về hình ảnh “cô chu” trong bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ?

A. Cuộc đời lênh đênh, phiêu bạt của nhà thơ

B. Ước vọng được trở về quê hương của tác giả

C. Tâm trạng lẻ loi, cô đơn của tác giả

D. Khát vọng lên đường, du ngoạn khắp nơi của tác giả

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác