Trắc nghiệm Mắc mưu Thị Hến (có đáp án) - Cánh diều

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Mắc mưu Thị Hến Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Vài nét về văn bản Mắc mưu Thị Hến

Câu 1. Yếu tố nào sau đây gây tiếng cười cho đoạn trích?

A. Xuất phát từ ngôn ngữ, hành động của nhân vật Huyện Trìa.

B. Xuất phát từ ngôn ngữ và hành động của nhân vật Thị Hến.

C. Xuất phát từ ngôn ngữ và hành động của nhân vật Nghêu.

D. Đáp án khác.

Câu 2. Ý nào dưới đây không phải chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến?

A. Tiếng Đề Hầu kêu cửa.

B. Trời tăm tối đi hầu bổ ngửa.

C. Nghêu chui xuống gầm phản.

D. Đề hầu trốn.

Câu 3. Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào với nhân vật Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa?

A. Thái độ phê phán, châm biếm.

B. Thái độ ca ngợi.

C. Thái độ trân trọng.

D. Thái độ cảm thông.

Câu 4. Qua đoạn trích, tác giả đã cho người đọc thấy điều gì?

A. Phơi bày những thói hư tật xấu của tầng lớp cường hào ác bá thời phong kiến.

B. Phơi bày bộ mặt tham lam, hèn nhát vơi những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. 

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 5. Nhân vật Thị Hến hiện lên là người như thế nào?

A. Luôn khát khao có được hạnh phúc, được bảo vệ.

B. Trẻ trung, thông minh, xinh đẹp.

C. Trong mắt mọi người là người chua ngoa, lẳng lơ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Phân tích văn bản Mắc mưu Thị Hến

Câu 1. Trích đoạn Mắc mưu Thị Hến diễn ra vào khoảng thời gian và không gian nào?

A. Sáng sớm tại huyện đường.

B. Buổi trưa tại chùa.

C. Chiều tà tại sân đình.

D. Đêm tối tại nhà của Thị Hến.

Câu 2. Hoàn thiện nhận xét phù hợp cho bối cảnh của trích đoạn tuồng Mắc mưu Thị Hến.

Khoảng thời gian (…), không phải khoảng thời gian (…) thông thường, tại một không gian (…).

A. rất sớm/ gặp gỡ/ hẹp và đông người.

B. phù hợp/ hẹn hò/ rộng.

C. hợp lí/ gặp gỡ/ rộng và đông người.

D. rất muộn/ gặp gỡ/ hẹp và ít người.

Câu 3. Trích đoạn tuồng Mắc mưu Thị Hến có tình huống là gì?

A. Thị Hến bị giải lên công đường.

B. Huyện Trìa xấu hổ, bắt tất cả ra về.

C. Thị Hến hẹn cả ba người đang muốn tán tỉnh mình đến nhà cùng một lúc.

D. Thị Hến mua đồ của Ngao và Ốc.

Câu 4. Lời nói “Này! Này! Mở cửa mình vào với!” là lời của nhân vật nào trong trích đoạn Mắc mưu Thị Hến?

A. Nghêu.

B. Trùm Sò.

C. Đề Hầu.

D. Huyện Trìa.

Câu 5. Khi được Thị Hến hỏi về hình phạt cho người đi tu phá giới, Đề Hầu đã phản ứng thế nào?

A. Đề Hầu khẳng định cương quyết: trảm quyết.

B. Đề Hầu trả lời: Có phá giới đánh đòn phát lạc!

C. Đề Hầu luận tội: đánh mười trượng.

D. Đề Hầu bênh vực, cho rằng người đi tu cũng bình đẳng như bao người khác.

Câu 6. Mưu kế của Thị Hến trong trích đoạn Mắc mưu Thị Hến là gì?

A. Hẹn cả ba gã đàn ông đến nhưng không ra gặp mặt.

B. Hẹn ba gã đàn ông trăng hoa đến nhà rồi báo lên vua để vua bắt giam chúng.

C. Tán tỉnh Huyện Trìa để hắn xử lí hai gã còn lại.

D. Hẹn và dẫn dắt để cả ba gã đàn ông đến nhà cùng một lúc rồi phải gặp nhau trong nhục nhã, ê chề.

Câu 7. Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ gì với các nhân vật Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến?

A. Căm hận đến xương tủy.

B. Lên án nhẹ nhàng.

C. Phê phán, tố cáo.

D. Ngợi ca, bảo vệ.

Câu 8. Dòng nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của trích đoạn Mắc mưu Thị Hến?

A. Ca ngợi người phụ nữ tài sắc, thông minh, khôn khéo và sắc sảo, biết cách giữ gìn tiết hạnh của mình.

B. Phơi bày những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.

C. Lên án, phê phán cơ hội, quen thói cửa quyền, sống trong dục vọng tầm thường, làm những việc trái với luân thường đạo lý.

D. Phê phán, lên án mạnh mẽ sự tàn bạo, đàn áp và chèn ép những người dân vô tội, khiến cho bao người phải đổ máu của bọn quan lại xưa.

Câu 9. Trong văn bản Măc mưu Thị Hến, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ gì với nhân vật Thị Hến?

A. Căm hận đến xương tủy.

B. Lên án nhẹ nhàng.

C. Phê phán, tố cáo.

D. Thông cảm, bảo vệ.

Câu 10. Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là diện mạo bức tranh của nước ta trong thời buổi?

A. Làng quê phong kiến suy tàn.

B. Chiến tranh loạn lạc.

C. Thành thị đầy cám dỗ.

D. Hòa bình.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác