Trắc nghiệm Thị Mầu lên chùa (có đáp án) - Cánh diều

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Thị Mầu lên chùa Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Vài nét về văn bản Thị Mầu lên chùa

Câu 1. Văn bản Thị Mầu lên chùa của tác giả nào?

A. Bùi Văn Nguyên

B. Đỗ Bình Trị

C. Ngô Sĩ Liên

D. Dân gian

Câu 2. Văn bản Thị Mầu lên chùa cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?

A. Mắc mưu Thị Hến.

B. Xúy Vân giả dại.

C. Nghêu Sò Ốc Hến.

D. Cả ba văn bản trên.

Câu 3. Văn bản Thị Mầu lên chùa trích từ tác phẩm nào?

A. Vở chèo Kim Nham.

B. Vở chèo Quan Âm Thị Kính.

C. Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.

D. Vở tuồng Lưu Bình Dương Lễ.

Câu 4. Thị Mầu thuộc kiểu nhân vật nào trong chèo?

A. Thư sinh.

B. Nữ chính.

C. Nữ lệch.

D. Mụ ác.

Câu 5. Vở chèo Quan Âm Thị Kính xuất hiện vào thời điểm nào?

A. Khoảng thế kỉ XIX.

B. Khoảng thế kỉ XX.

C. Khoảng thế kỉ XVIII.

D. Khoảng thế kỉ XVII.

Câu 6. Nhân vật nào không xuất hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa?

A. Thị Mầu.

B. Kính Tâm.

C. Thị Kính.

D. Thiện Sĩ.

Câu 7. Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành sự kiện chính của trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa:

Đoạn trích kể lại việc Thị Mầu vì say mê (…) nhưng không biết Kính Tâm là (…), Mầu rất chăm chỉ lên chùa để ve vãn, đưa tình với Kính Tâm. Thị Mầu khen Kính Tâm đẹp, bày tỏ sẽ đợi chờ (…), sấn sổ và (…) khiến cho chú tiểu Kính Tâm sợ hãi phải bỏ chạy.

A. Kính Tâm/ nữ/ chú tiểu/ mạnh dạn.

B. Thiện Sĩ/ nữ/ chú tiểu/ mạnh dạn.

C. Kính Tâm/ nam/ chú tiểu/ mạnh dạn.

D. Kính Tâm/ người nhà chùa/ chú tiểu/ mạnh dạn.

Câu 8. Kính Tâm thuộc kiểu nhân vật nào trong chèo?

A. Thư sinh.

B. Nữ chính.

C. Nữ lệch.

D. Mụ ác.

Câu 9. Đâu là nội dung chính của trích đoạn Thị Mầu lên chùa?

A. Lên án, tố cáo xã hội phong kiến xấu xa chèn ép người phụ nữ yếu đuối.

B. Khắc họa và chế giễu hình ảnh người phụ nữ lẳng lơ, thiếu tự trọng.

C. Khắc họa hình ảnh người phụ nữ lẳng lơ nhưng mang khát vọng tự do.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 10. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa?

A. Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát.

B. Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa.

C. Thành công với thủ pháp đòn bẩy.

D. Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình.

Phân tích văn bản Thị Mầu lên chùa

Câu 1. Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu nhấn mạnh thông tin gì?

A. Thông tin tuổi tác.

B. Thông tin lễ Phật.

C. Thông tin rằng mình “chưa chồng”.

D. Thông tin gia cảnh bản thân.

Câu 2. Câu thoại nào sau đây biểu hiện rõ nhất tình cảm của Thị Mầu?

A. “Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!”

B. “Nhà tao có chín chị em, chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.”

C. “Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!”

D. “Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua”.

Câu 3. Mục đích của việc biến tấu câu ca dao:

“Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.”

thành

“Trúc xinh trúc mọc sân đình

Em xinh em đứng một mình chẳng xinh.”

là gì?

A. Nhằm thể hiện tình cảm của Thị Mầu.

B. Nhằm ghẹo chú tiểu.

C. Nhằm thể hiện thông điệp của tác giả.

D. Nhằm gây cười cho khán giả.

Câu 4. Nhân vật Tiểu Kính hiện lên là người như thế nào?

A. Là người giỏi nhẫn nhịn.

B. Là người lạnh lùng.

C. Là người bình tĩnh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5. Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nhận xét về nhân vật Thị Mầu?

A. Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình.

B. Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng dám đứng lên vì hạnh phúc của mình của người phụ nữ xưa.

C. Là một nhân vật mang tính cách đáng lên án.

D. Là người có ý thức tự do trong tình yêu.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác