Trắc nghiệm Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau (có đáp án) - Cánh diều

Với 19 câu hỏi trắc nghiệm Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Lí thuyết Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau

Câu 1. Điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng về viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là triển khai một văn bản (…), đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người khác (…) một thói quen hay một (…).

A. cảm nhận/ điểm danh/ nghị luận.

B. thuyết minh/ quan điểm/ nghị luận.

C. cảm nhận/ quan điểm/ thuyết minh.

D. nghị luận/ từ bỏ/ quan niệm.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

A. Là trình bày những nhận xét, đánh giá bằng những hiểu biết, kiến thức mà mình tìm hiểu kĩ lưỡng.

B. Những nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ cái nhìn khách quan của người viết.

C. Các nhận xét đánh giá xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của người viết.

D. Bài luận cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chính xác.

Câu 3. Một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 4. Phần mở bài của bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm cần có nội dung nào sau đây?

A. Giới thiệu tác phẩm thơ nào đó và nêu ý kiến đánh giá.

B. Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ.

C. Nêu biểu hiện của thói quen.

D. Nêu thói quen hay quan niệm mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ.

Câu 5. Đâu là nhiệm vụ của kết bài trong văn nghị luận về tác phẩm thơ?

A. Nêu nhận định, đánh giá.

B. Giới thiệu về thói quen mà mình muốn nhắc đến.

C. Nêu sự cảm thụ của bản thân.

D. Nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen hay quan niệm đã được đề cập, từ bỏ thói quen hay quan niệm không phù hợp.

Câu 6. Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm?

A. Nêu rõ vấn đề nghị luận.

B. Thể hiện ý kiến riêng của người viết.

C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Câu 7. Cho đề bài sau: Viết bài luận thuyết phục bạn bè từ bỏ thói quen đi học muộn. Nội dung nào dưới đây không có trong phần thân bài?

A. Giới thiệu về thói quen đi học muộn.

B. Biểu hiện của thói quen đi học muộn.

C. Lí do nên từ bỏ thói quen đi học muộn.

D. Cách từ bỏ thói quen đi học muộn.

Câu 8. Đâu là thứ tự đúng trong quy trình viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm?

A. Chuẩn bị viết -> Viết -> Tìm ý, lập dàn ý -> Chỉnh sửa, hoàn thiện.

B. Chuẩn bị viết -> Tìm ý, lập dàn ý -> Viết -> Chỉnh sửa, hoàn thiện.

C. Chuẩn bị viết -> Viết -> Chỉnh sửa, hoàn thiện -> Tìm ý, lập dàn ý.

D. Chuẩn bị viết -> Tìm ý, lập dàn ý -> Chỉnh sửa, hoàn thiện -> Viết.

Câu 9. Thói quen nào dưới đây phù hợp để viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm?

A. Đi học đúng giờ.

B. Phụ cha mẹ làm việc nhà.

C. Hay ăn quà vặt trong lớp.

D. Đọc sách.

Câu 10. Thói quen nào dưới đây phù hợp để viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm?

Chọn đáp án không đúng.

A. Kì thị người đồng tính.

B. Trọng nam khinh nữ.

C. Kì thị người tàn tật.

D. Giúp đỡ người khó khăn.

Câu 11. Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau là?  

A. Dùng ngôn ngữ viết để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

B. Dùng ngôn ngữ nói để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ.

C. Dùng ngôn ngữ kí hiệu để thảo luận với bạn bè về một vấn đề trong đời sống gây tranh cãi hoặc gợi ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.

D. Dùng ngôn ngữ nói để thảo luận với bạn bè về một vấn đề trong đời sống gây tranh cãi hoặc gợi ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.

Câu 12. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau:

A. Phải giới thiệu, nhận định về một vấn đề cụ thể.

B. Bình luận, đánh giá vấn đề bằng quan điểm của bản thân.

C. Không được bình luận, đánh giá vấn đề bằng quan điểm của bản thân.

D. Bài thảo luận cần có bố cục mạch lạc, làm nổi bật được nội dung thuyết trình.

Câu 13. Đâu không phải là yêu cầu khi thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau?

A. Xác định rõ vấn đề cần thảo luận.

B. Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận những ý kiến đã nêu, những điều đã được làm rõ.

C. Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối trước những ý kiến đã phát biểu.

D. Không được sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ vào bài nói.

Câu 14. Trong bài giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tthơ, để tránh nói chung chung hoặc lan man, người nói cần phải làm gì?

A. Đặt tên cho bài nói.

B. Xác định ý và sắp xếp ý.

C. Cả đáp án A và B.

D. Đáp án  và B đều sai.

Câu 15. Dòng nào sau đây chứa từ ngữ then chốt khi thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau?

A. Quan điểm của tôi là,…, góc độ (tôi nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác với bạn,...), khía cạnh (còn một khía cạnh khác cần phải chú ý là,...), theo tôi, tôi cho rằng, ...

B. Về tác phẩm này, tôi xin tập trung nói về vấn đề…, Ấn tượng nổi bật nhất của tôi về nhân vật là...

C. Quan điểm của tôi là…, Ấn tượng nổi bật nhất của tôi về tác phẩm là...

D. Về nhân vật này, tôi xin tập trung nói về vấn đề…, theo tôi, tôi cho rằng, ...

Câu 16. Trước khi lắng nghe bài giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ, người nghe cần chuẩn bị gì?

A. Chuẩn bị giấy bút để ghi chép lại lời người nói trình bày.

B. Tìm hiểu trước vấn đề thảo luận.

C. Lên khung sườn cho bài nói để sẵn sàng hỗ trợ người nói khi cần.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 17. Phần nào sau đây không thuộc nhiệm vụ của người nghe khi lắng nghe người khác trình bày về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau?

A. Chú ý lắng nghe bài nói.

B. Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra các quan điểm của mình để đối thoại với người nói.

C. Trao đổi với người nói về những điểm mà mình chưa đồng tình.

D. Tóm tắt lại nội dung chính của bài nói, đưa ra một số ý tưởng mở rộng.

Câu 18. Đâu là nhiệm vụ của người nói và người nghe trong bước trao đổi sau khi hoàn thành bài thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau?

A. Người nói đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói. Người nghe tiếp nhận các ý kiến này và trao đổi thêm.

B. Người nghe và người nói cùng đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói.

C. Người nghe đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói. Người nói tiếp nhận các ý kiến này và trao đổi thêm.

D. Người nghe và người nói cùng tiếp nhận các ý kiến và trao đổi thêm.

Câu 19. Đâu không phải là nhiệm vụ của người nói trong bài thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau?

A. Nêu sự hưởng ứng đối với đề tài của cuộc thảo luận.

B. Ghi vắn tắt vào sổ tay hay vở ghi chép những điểm cần tranh luận với người nói.

C. Tóm tắt lại ý kiến của bản thân, nêu những điểm cần được đồng thuận.

D. Tóm tắt và đánh giá các ý kiến đã có về vấn đề; nêu cách nhìn nhận riêng của mình.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác