Soạn bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành đọc: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường trang 111, 112, 113, 114, 115 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
- Soạn bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường (hay nhất)
- Tóm tắt Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường
- Bố cục Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường
- Tác giả - tác phẩm: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường
Nội dung chính: Văn bản đã phân tích những nét đặc sắc, tiêu biểu trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.
1. Luận đề của văn bản.
- Luận đề của băn bản: Sự đặc sắc, hấp dẫn trong nội dung và hình thức bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.
2. Hệ thống luận điểm và cách triển khai luận điểm
- Hệ thống luận điểm:
+ Giới thiệu chung về đề tài tống biệt trong thơ cổ nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng.
+ Phân tích nội dung và hình thức hai câu thơ đầu của bài thơ.
+ Phân tích nội dung và nghệ thuật hai câu thơ cuối.
+ Kết luận lại đặc điểm nội dung, hình thức của bài thơ.
- Cách triển khai luận điểm:
+ Các luận điểm được triển khai theo cách Tổng - Phân - Hợp.
+ Tác giả phân tích các luận điểm dọc theo kết cấu của bài thơ, phân tích từng câu thơ.
3. Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.
- Lí lẽ: Mối quan hệ thân thiết giữa tác giả với Mạnh Hạo Nhiên
+ Bằng chứng: Từ “cố nhân”.
=> Nêu lí lẽ trước, tiếp theo đó mới liệt kê các dẫn chứng.
- Lí lẽ: Ngôn từ không chỉ bình dị tự nhiên mà còn sát hợp.
+ Bằng chứng: cách sử dụng các động từ, từ “cố nhân”.
=> Nêu lí lẽ trước, dẫn chứng đi liền sau.
- Lí lẽ: Nỗi lòng của con người đã hòa lẫn vào cảnh.
+ Bằng chứng: Hình ảnh chiếc buồm cô độc đang trôi dần xa và cuối cùng là mất hút.
=> Lí lẽ và dẫn chứng đi liền với nhau.
4. Ngôn ngữ của bài nghị luận.
- Ngôn ngữ đa dạng, vừa kết hợp ngôn ngữ bác học, vừa đan xen ngôn ngữ bình dân, giản dị.
- Sử dụng nhiều ngôn ngữ gián tiếp, trích dẫn nhận định của các nhà nghiên cứu.
- Cách sử dụng ngôn ngữ gãy gọn, dễ hiểu, làm rõ được những suy nghĩ của người viết.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT