Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét trang 118, 119, 120, 121 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
1. Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 118 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tình yêu là đề tài phổ biến trong văn học, nghệ thuật. Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về một tác phẩm viết về đề tài này
Trả lời
Tình yêu là một đề tài muôn thuở trong văn học, nghệ thuật. Nó là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác giả sáng tác nên những tác phẩm lay động lòng người. Trong kho tàng văn học Việt Nam, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du được xem là một kiệt tác viết về đề tài tình yêu.
Tác phẩm xoay quanh cuộc đời chìm nổi của Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn. Kiều đã trải qua ba mối tình với ba người đàn ông khác nhau: Kim Trọng, Từ Hải và Thúc Sinh. Mỗi mối tình đều mang một màu sắc riêng, thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của tình yêu.
"Truyện Kiều" là một tác phẩm viết về tình yêu, nhưng không chỉ đơn giản là tình yêu lứa đôi. Tác phẩm còn thể hiện những quan niệm về tình yêu, về hạnh phúc của con người. Nguyễn Du đã khẳng định giá trị của tình yêu chân chính, đồng thời cũng lên án những thế lực tàn ác đã chà đạp lên hạnh phúc con người.
2. Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Chú ý (trang 118 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):Lời thoại của hai nhân vật trong có gì đặc biệt?
Trả lời:
- Lời thoại của hai nhân vật là hai lời độc thoại.
2. Suy luận (trang 119 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tại sao Giu-li-ét mong Rô-mê-ô từ bỏ tên họ?
Trả lời:
- Giu-li-ét và Rô-mê-ô thuộc hai dòng họ Montague và Capulet vốn có mối thù truyền kiếp. Mối thù này là rào cản lớn cho tình yêu của họ. Vậy nên Giu-li-ét mong Rô-mê-ô từ bỏ tên họ để xóa bỏ mối thù, để họ có thể được tự do yêu thương nhau mà không bị ràng buộc bởi hận thù.
3. Chú ý (trang 120 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Điều đã làm cho Rô-mê-ô có thể gặp gỡ Giu-li-ét.
Trả lời:
- Rô- mê-ô có thể gặp gỡ Giu- li- ét chính là sức mạnh tình yêu. Ta có thể nhận thấy qua câu nói của Rô-mê-ô : “Tôi vượt được tưởng này là nhờ đôi cánh của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được ái tình. Mà cái gì tình yêu dám làm là làm được. Người nhà nàng ngăn sao nối tôi.”
* Sau khi đọc
* Nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhau. Lời thề nguyền dưới ánh trăng của Romeo và Juliet là minh chứng cho tình yêu say đắm, bất chấp mọi rào cản.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):Sự việc Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét diễn ra trong tình thế như thế nào?
Trả lời:
- Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét khi chàng đang định lẻn vào gặp nhau.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hãy nhận xét cách bày tỏ tình yêu của Rô-me-ô và Giu-li-ét.
Trả lời:
- Rô-mê-ô bày tỏ tình yêu của họ là một sự kết hợp giữa lời nói lãng mạn, cũng như sự tiếc nuối giữa hai người khi họ ở một cuộc chiến vô nghĩa. Thế nhưng bất chấp những khó khăn và nguy hiểm từ xã hội và gia đình, họ vẫn kiên định trong tình yêu của mình, thể hiện sự hy vọng và đam mê không ngừng nghỉ. Sự đau khổ và nguy cơ không làm suy yếu tình cảm của họ mà ngược lại, nó càng làm cho tình yêu của họ trở nên mạnh mẽ và sâu sắc hơn.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích các hình thức thoại và chỉ ra vai trò của chúng trong việc thể hiện diễn biến tâm trạng của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Trả lời:
* Độc thoại:
- Rô-mê-ô: Chàng miêu tả thiên nhiên xung quanh như phủ thêm lăng kính màu hồng, thể hiện tâm trạng của người đang yêu. Điều đó thể hiện tình cảm nồng cháy của đôi tình nhân.
- Giu-li-ét: Nàng bộc lộ nỗi lòng của mình “hãy thề yêu em đi”, “chỉ có dòng họ chàng là thù địch của em” thể hiện tình yêu thể hiện mãnh liệt, không giấu diếm
* Vai trò:
- Độc thoại giúp thể hiện nội tâm của nhân vật một cách trực tiếp.
- Qua độc thoại, ta có thể hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
* Đối thoại: Rô-mê-ô và Giu-li-ét:Hai người dành cho nhau những lời yêu thương nồng cháy nhất, nhưng cũng đồng thời là sự lo lắng khi bị phát giác của Giu-li-ét.
* Vai trò:
- Đối thoại giúp thể hiện sự tương tác giữa hai nhân vật.
- Qua đối thoại, ta có thể thấy được tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên sự thù hận truyền kiếp của hai dòng họ.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đoạn trích cho thấy những xung đột gì trong toàn bộ vở kịch?
Trả lời:
- Xung đột giữa hai dòng họ Montague và Capulet:
+ Đây là xung đột chính, xuyên suốt toàn bộ vở kịch.
+ Mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ là rào cản lớn cho tình yêu của Romeo và Juliet.
+ Xung đột này dẫn đến nhiều bi kịch, bao gồm cái chết của Romeo, Juliet và nhiều nhân vật khác.
- Xung đột giữa tình yêu và hận thù:
+ Romeo và Juliet yêu nhau say đắm, nhưng tình yêu của họ bị cấm kỵ bởi mối thù giữa hai dòng họ.
+ Xung đột này thể hiện sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua mọi rào cản, nhưng cũng không thể chiến thắng được hận thù.
+ Xung đột này dẫn đến kết cục bi thảm cho Romeo và Juliet.
- Xung đột nội tâm của Romeo và Juliet:
+ Romeo và Juliet phải đấu tranh với nhiều lựa chọn khó khăn.
+ Romeo phải lựa chọn giữa tình yêu với Juliet và lòng trung thành với gia đình.
+ Juliet phải lựa chọn giữa tình yêu với Romeo và sự ràng buộc với gia đình và xã hội.
+ Xung đột nội tâm này khiến họ phải chịu nhiều đau khổ và dằn vặt.
Câu 5 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):Từ phần tóm tắt nội dung vở kịch, hãy cho biết hành động thổ lộ tình yêu trong đêm ở vườn nhà Ca-piu-lét có liên hệ như thế nào với chuỗi hành động tiếp theo của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và kết cục của vở kịch.
Trả lời:
- Hành động thổ lộ tình yêu trong đêm ở vườn nhà Capulet là một bước ngoặt quan trọng trong vở kịch Romeo và Juliet.
- Lời thề nguyền dưới ánh trăng của Romeo và Juliet là minh chứng cho tình yêu say đắm, bất chấp mọi rào cản.
- Tuy nhiên, chuỗi hành động táo bạo xuất phát từ tình yêu mãnh liệt nhưng thiếu sự tính toán kỹ lưỡng, dẫn đến những hiểu lầm và kết cục bi thảm: Romeo tưởng Juliet đã chết và uống thuốc độc tự tử, Juliet tỉnh dậy và thấy Romeo đã chết, cũng tự sát theo.
Câu 6 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Qua nội dung tóm tắt vở kịch, cho biết kết cục tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã tác động như thế nào đến hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu?
Trả lời:
- Cái chết bi thảm của Romeo và Juliet đã trở thành ngòi nổ cho sự thay đổi quan trọng trong mối quan hệ thù hận bấy lâu giữa hai dòng họ Capulet và Montague. Nỗi đau mất mát chung trước bi kịch của con em mình khiến hai gia đình nhận ra sự vô nghĩa và tàn khốc của hận thù. Cái chết của Romeo và Juliet như lời cảnh tỉnh đắt giá, thức tỉnh họ về hậu quả của thù hận và tầm quan trọng của tình yêu. Hối hận vì đã để hận thù che mờ lý trí, hai dòng họ gạt bỏ hiềm khích, bắt tay nhau hòa giải. Bi kịch tình yêu của Romeo và Juliet đã chiến thắng hận thù, mang đến hy vọng về hòa bình cho hai gia đình và cho thế hệ sau.
Câu 7 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm một tác phẩm nghệ thuật hiện đại (văn học, hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh, ... ) lấy đề tài từ câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Nêu một điểm tương đồng giữa tác phẩm đó với vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Uy-li-am Sếch-xpia.
Trả lời:
- Vở ballet Romeo và Juliet của Sergei Prokofiev.
- Điểm tương đồng: Giống như vở kịch của Shakespeare, vở ballet Romeo và Juliet cũng kể về câu chuyện tình yêu đầy bi kịch của hai người trẻ tuổi thuộc hai gia đình thù địch. Vở ballet sử dụng âm nhạc và vũ đạo để thể hiện những cảm xúc mãnh liệt của các nhân vật, cũng như những xung đột và bi kịch trong câu chuyện.
Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Dựa vào xung đột mà Sếch-xpia đề cập trong vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét và thực tiễn cuộc sống, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về khát vọng tình yêu của con người.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Trong tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét của tác giả Sếch-xpia đã thể hiện khátvọng tình yêu của con người. Yêu là sự khoan dung, thông cảm và ở cạnh nhau trong mọi hoàn cảnh, yêu là hy sinh là cho đi tình cảm của mình mà không cần nhận lại; yêu là loại cảm xúc sinh ra từ sự tăng cao của một loại hormon trong cơ thể, là sự thu hút không thể cưỡng lại giữa hai cá thể với nhau,... Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ nhung tha thiết, khao khát được bên cạnh nhau, được hy sinh, được chia sẻ, được thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu có ý nghĩa cao đẹp và thiêng liêng bởi tình yêu là nền tảng của một gia đình hạnh phúc, là cơ sở của sự duy trì giống nòi nhân loại, tình yêu giúp con người vượt qua mọi khó khăn gian khổ, khiến cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, tình yêu khiến con người có động lực phấn đấu, tạo ra những thành tựu to lớn. Tình thân, tình bạn, tình yêu là ba thứ tình cảm cốt lõi làm nên đời sống tâm hồn của một cá nhân, thiếu sót một trong ba thứ tình cảm ấy cũng làm cho chúng ta kém hoàn thiện về cả thể chất lẫn tinh thần. Hãy yêu một cách đúng đắn, hãy có một tình yêu thật đẹp, thật trong sáng, tình yêu không có lỗi đừng bắt nó gánh chịu những cái tội mà do chính bản thân chúng tagây ra.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT