Soạn bài Bí ẩn của làn nước - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Bí ẩn của làn nước trang 128, 129, 130 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Văn bản thể hiện niềm đau của nhân vật tôi không nói thành lời vì vợ của anh bị mất trong trong lũ lụt và anh đã không thể cứu được người vợ của mình
Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh sự kiện nào?
Trả lời:
- Cốt truyện xoay quanh sự kiện: Vào đêm rằm tháng Bảy, nước lũ dâng cao khiến một ngôi làng bị ngập nước. Nhân vật “tôi” cùng người vợ cũng là thành viên trong ngôi làng đó. Tuy vậy, người vợ và đứa con mới sinh không may đã qua đời theo dòng lũ, để lại nhân vật “tôi” cùng đứa bé ông cứu sống năm đó.
Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Với nội dung câu chuyện được kể, việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
Trả lời:
- Ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất (xưng tôi).
- Với nội dung câu chuyện, lựa chọn ngôi kể như vậy sẽ tạo nên tính chân thực, khiến người đọc như đang được trải qua câu chuyện tránh lũ.
Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” “chết lặng”? Phân tích vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Trả lời:
- Điều khiến nhân vật tôi chết lặng chính là việc ông cứu được con người khác, nhưng lại không thể cứu được vợ và con của mình.
- Chi tiết này góp phần làm nổi bật:
+ Nỗi đau và sự bất lực của con người trước nghịch cảnh.
+ Tình yêu thương và sự hy sinh cao cả.
+ Ý nghĩa về sự sống và cái chết.
+ Khẳng định giá trị của cuộc sống.
+ Phản ánh hiện thực xã hội.
Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo em, vì sao nhân vật “tôi” giữ điều bí mật cho riêng mình? Im lặng chịu đựng nỗi đau có phải là lựa chọn tốt nhất của nhân vật không? Vì sao?
Trả lời:
- Nhân vật "tôi" lại giữ bí mật đó trong lòng vì:
+ Sự mất mát người thân yêu là hoàn cảnh không thể nào thay đổi.
+ Nếu nói ra, người con gái sẽ đau khổ và chịu thêm tổn thương mất mát.
+ Việc giữ bí mật đó thể hiện anh là người giàu lòng nhân ái.
- Theo em, im lặng chịu đựng nỗi đau có phải là lựa chọn tốt nhất của nhân vật vì nếu im lặng chỉ có nhân vật phải chịu nỗi đau đó còn nếu nói ra thì tất cả đều đau lòng.
Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của nhan đề tác phẩm. Em có thể đề xuất một nhan đề khác cho truyện được không? Giải thích ý nghĩa của nhan đề do em đề xuất.
Trả lời:
- Ý nghĩa của nhan đề: Thể hiện nỗi đau của nhân vật khi mất đứa con những không thể nói ra được chỉ có thể đưa vào làn nước.
- Em đề xuất nhan đề: Nỗi đau mùa nước lũ.
- Em đặt nhan đề này thể hiện nỗi đau của người dân chính vì cơn lũ khiến sự mất mát đó.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT