Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 65, 66, 67 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

* Trước khi đọc:

Câu hỏi 1 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời:

Hành động đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là hành động đứng lên khởi nghĩa của nhân vật Trưng Trắc và Trưng Nhị Hành động ấy đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước.

Câu hỏi 2 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong cuộc sống hôm nay, con người thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?

Trả lời:

Biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc sống hôm nay:

- Tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nhà nước.

- Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ích cho xã hội, đất nước.

- Tìm hiểu, giữ gìn và tuyên truyền những bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh.

- …

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

1. Theo dõi: Cách mở đầu và câu văn thể hiện nội dung bao quát của văn bản.

- Cách mở đầu trực tiếp: Giới thiệu về dân ta có lòng nồng nàn yêu nước; đó là truyền thống quý báu và khẳng định mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì nó lại trỗi dậy sức mạnh hơn bao giờ hết.

- Câu văn thể hiện nội dung bao quát: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

2. Theo dõi: Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?

Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng rõ lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, chứng tỏ tinh thần yêu nước và ý chí quyết tâm của dân ta.

3. Theo dõi: Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?

Các bằng chứng được đưa theo mô hình “từ…đến…” và được sắp xếp theo trình tự: tuổi tác, vùng miền, giai cấp… Những sự việc này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng bao quát được mọi khía cạnh.

4. Theo dõi: Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đề được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc.


Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Ngắn nhất Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài đọc

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

Trả lời:

Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng toàn thể nhân dân Việt Nam.

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Trả lời:

Văn bản có bố cục 3 phần cho thấy đoạn trích vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh:

Phần 1: Từ đầu đến “cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước.

Phần 2: Tiếp đến “yêu nước”: Những biểu hiện của lòng yêu nước.

Phần 3: Còn lại; Nhiệm vụ của chúng ta.

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản?

Trả lời:

- Bài viết có 4 luận điểm:

+ Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

+ Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

+ Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: lòng nồng nàn yêu nước

+ Bổn phận của chúng ta…

- Mối liên hệ giữa các luận điểm:

Các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề - tinh thần yêu nước. Và luận điểm chính là: khẳng định lòng yêu nước là một truyên thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”?.

Trả lời:

- Những bằng chứng khách quan để tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”:

+ Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

+ Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.

- Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” vì: truyền thống yêu nước đó đã diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước).

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

Trả lời:

- Nhận thức: Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Thể hiện thái độ tự hào, hãnh diện trước truyền thống tốt đẹp ấy.

- Hành động: Giải thích, khích lệ và tuyên truyền… làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người trở nên có ích, áp dụng được vào công việc, đời sống…

- Nhận thức và hành động đó có ý nghĩa với đời sống cộng đồng:

+ Thể hiện sức mạnh, lòng yêu nước quật cường, không sợ hi sinh.

+ Thế hệ trẻ cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

+ …

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em, những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này:

+ Sử dụng chặt chẽ, hợp lí và chính xác hệ thống luận điểm và lí lẽ.

+ Sử dụng hợp lí các yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

- Vấn đề bàn luận trong văn bản vẫn rất có ý nghĩa trong đời sống ngày nay vì:

+ Lòng yêu nước luôn tồn tại trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam, nó khích lệ tinh thần, ý chí giúp cuộc sống có trở nên tốt đẹp, nền hòa bình dân tộc có trở nên bền vững. Đồng thời cũng là động lực để mỗi cá nhân phấn đấu, phát triển tương lai…


Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

Đoạn văn tham khảo

Để có được nền độc lập tự do, đất nước thái bình như hiện nay mà chúng ta được hưởng là do sự hi sinh xương máu của bao thế hệ cha ông đi trước. Chính vì thế, chúng ta cần biết ơn những công lao đó và tiếp bước bằng lòng yêu nước. Lòng yêu nước là một tình cảm cao đẹp, là thứ tình cảm vô hình nhưng luôn tồn tại trong tim mỗi người, thôi thúc mỗi người cống hiến, đoàn kết cũng như tự hào dân tộc, sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Trong thời chiến, biểu hiện của lòng yêu nước chính là sự dũng cảm, hy sinh, xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì bờ cõi lãnh thổ. Thời đại hiện nay, chúng ta được sống trong hòa bình và ấm no thì yêu nước và trách nhiệm chính là việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước cường thịnh, sánh vai cùng bè bạn năm châu bốn bể. Bên cạnh đó, lòng yêu nước còn là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn; tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nhà nước. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Chính vì thế, bên cạnh việc cố gắng hoàn thiện bản thân thì chúng ta cần sống với lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng cống hiến, phát triển đất nước phồn thịnh để con cháu mai sau của ta có thể tự hào về những việc làm ngày hôm nay của ta.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác