Top 15 tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (hay, ngắn nhất) - Kết nối tri thức

Với tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, ngắn nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 8.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 1

Bài văn nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta khẳng định một chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta bằng những dẫn chứng, lập luận đầy sức thuyết phục.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 2

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 3

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trích trong văn kiện Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951. Khẳng định yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mạnh mẽ, được thể hiện rõ ràng, sâu sắc nhất trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 4

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Lòng yêu nước đó dâng trào mãnh liệt và sôi nổi khi có giặc xâm lược. Tinh thần yêu nước được thể hiện hào hùng qua những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước bởi tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, mọi vùng miền, mọi nghề nghiệp, tuổi tác,.. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy. Đó là nhiệm vụ của tất cả công dân Việt Nam.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 5

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh đã nhắc đến tình cảm thiêng liêng và cao quý trong mỗi người, đó chính là lòng yêu nước. Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay, những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 6

Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng là tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng mạnh mẽ. Lịch sử dân tộc đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… Ngày này, đồng bào ta cũng xứng đáng với tổ tiên ngày trước. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý, mà bổn phận của nhân dân là phải làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 7

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần đó lại trở nên vô cùng mạnh mẽ. Trong quá khứ, những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đã đứng lên lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi. Đến hiện tại, đồng bào ta cũng xứng đáng với tổ tiên ngày trước. Lòng yêu nước không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Có thể nói tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý. Và nhân dân ta phải có trách nhiệm làm cho tinh thần ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 8

Tinh thần yêu nước, một giá trị truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam, đã được truyền dạy và giữ gìn qua nhiều thế hệ. Đây không chỉ là một truyền thống mà còn là một sức mạnh lớn, luôn nhen nhóm và bùng cháy mỗi khi Tổ quốc đối diện với thách thức và xâm lăng. Qua bao thăng trầm của lịch sử, tinh thần yêu nước đã được biểu hiện rõ nét qua các sự kiện kháng chiến vĩ đại. Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi là những nhân vật hào kiệt, anh hùng dũng cảm đã từng chiến đấu và hy sinh cho đất nước. Những trận chiến lịch sử như Chiến thắng Bạch Đằng, Chiến thắng Điện Biên Phủ… đều là minh chứng cho tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, tinh thần yêu nước vẫn rực cháy trong từng trái tim người Việt. Từ các cụ già truyền đời này sang đời khác, đến những đứa trẻ nhỏ đang bước chân vào cuộc sống, tất cả đều chung một lòng yêu nước và ghen tịnh trước bản lĩnh kiên quyết, nhẫn nại của những người đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, không quan trọng nơi đâu người ta đang sống. Cả kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cũng gìn giữ và lan tỏa tinh thần này, luôn đồng lòng với đồng bào trong nước trong việc bảo vệ và phát triển đất nước. Tinh thần yêu nước không chỉ là một giá trị truyền thống, mà còn là năng lượng sống mạnh mẽ, là động lực thúc đẩy mọi người hướng tới mục tiêu chung: xây dựng và bảo vệ đất nước. Bổn phận của mỗi công dân là thể hiện tinh thần này thông qua những hành động cụ thể, đóng góp vào sự phồn thịnh và vững mạnh của đất nước. Tinh thần yêu nước là một niềm tự hào, là nguồn động viên lớn lao để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, và xây dựng một tương lai tươi sáng cho Việt Nam.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 9

Dân tộc Việt Nam có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp hay tuổi tác… Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy. Đó là nhiệm vụ của tất cả công dân Việt Nam.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 10

Dân ta, qua hàng nghìn năm lịch sử, đã nuôi dưỡng và bảo tồn một truyền thống nồng nàn yêu nước, một giá trị quý báu góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Lòng yêu nước đó không chỉ là một cảm xúc tạm thời, mà còn là một truyền thống mãnh liệt, dâng trào mãnh liệt và sôi nổi nhất khi đất nước đối mặt với nguy cơ giặc xâm lược. Tinh thần yêu nước của người Việt đã được thể hiện hào hùng qua những trang lịch sử vẻ vang của các nhân vật anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, những người đã hy sinh tận tâm để bảo vệ sự tự do và độc lập cho đất nước. Những trận chiến lịch sử, từ Chiến thắng Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo đến chiến công vang dội của Quang Trung tại Ngọc Hồi - Đống Đa, là những biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết vững mạnh của dân tộc. Ngày nay, tình yêu nước vẫn là động lực mạnh mẽ đẩy lên từ tận cùng trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Tính yêu này không biên giới, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội hay nghề nghiệp. Tất cả đều xứng đáng với tổ tiên của mình, là những người đã đặt ra những bản lĩnh và tình cảm cao quý cho đất nước. Tinh thần yêu nước không chỉ là một trách nhiệm của những người có vị thế xã hội, mà còn là nhiệm vụ của tất cả công dân Việt Nam. Mọi người, từ nhỏ đến lớn, từ vùng miền núi đến đồng bằng, từ nghề nghiệp truyền thống đến công việc hiện đại, đều có trách nhiệm trưng bày vẻ đẹp của tình yêu nước trong mọi hành động và lối sống hàng ngày. Đó chính là bổn phận của chúng ta để duy trì và phát triển giá trị văn hóa lâu dài của dân tộc. Ngày nay, tình yêu nước vẫn là nguồn động viên mạnh mẽ, đồng đội và đoàn kết cho mọi tầng lớp xã hội. Mỗi người dân, từ nhỏ đến lớn, đều đồng lòng trưng bày tình yêu quê hương trong mọi hoạt động hàng ngày, từ công việc đến lối sống cá nhân. Bản sắc tình yêu nước đã làm cho mỗi người Việt xứng đáng với tổ tiên, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước một cách chân thành. Bổn phận của chúng ta là duy trì và phát huy giá trị văn hóa này, để Việt Nam tiếp tục phồn thịnh và vững mạnh trong tương lai. Tình yêu nước không chỉ là trách nhiệm, mà còn là niềm tự hào và sức mạnh toàn cầu của chúng ta.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 11

Dân tộc Việt Nam luôn tự hào với truyền thống nồng nàn yêu nước, một giá trị quý báu được kế thừa qua hàng nghìn năm lịch sử. Tình yêu nước là điểm đặc sắc của văn hóa và tâm hồn dân tộc, thể hiện rõ trong mỗi giai đoạn lịch sử đầy biến động. Nguyên bản từ thời kỳ của những nhân vật nổi tiếng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, lòng yêu nước của người Việt đã trỗi dậy mạnh mẽ mỗi khi đất nước đối mặt với nguy cơ bị xâm lược. Các anh hùng dân tộc đã nổi lên, hy sinh tận tâm để bảo vệ sự độc lập và tự do cho quê hương. Ngày nay, dòng máu anh hùng của tổ tiên vẫn chảy trong tâm hồn người Việt. Dân tộc ta tiếp tục làm tỏa sáng tình yêu nước thông qua đóng góp và sự hỗ trợ trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Cả nước đã chứng kiến lòng yêu nước được biểu hiện trong mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp, và tuổi tác. Tình yêu nước không chỉ là trách nhiệm của những người lãnh đạo hay những người có địa vị xã hội cao, mà còn là nhiệm vụ của tất cả công dân Việt Nam. Mọi người, từ người trẻ đến người già, từ nông dân đến công nhân, đều gắn bó với quê hương và hân hoan đóng góp vào việc xây dựng đất nước mạnh mẽ và phồn thịnh. Tinh thần yêu nước như một kho báu quý giá, được bảo tồn và truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó không chỉ là một giá trị văn hóa mà còn là nguồn động viên mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước, làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh và giàu có trên thế giới.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 12

Tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam.

Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình. Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới đề bảo vệ đất nước. Nội dung văn bản gồm 3 phần:

-Phần 1. Từ đầu đến “tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước

-Phần 2. Tiếp theo đến “một dân tộc anh hùng”. Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

-Phần 3. Còn lại. Phát huy tinh thần yêu nước trong mọi công việc kháng chiến.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 13

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” bàn về truyền thống yêu nước: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. từ xưa đế nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thi tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một là sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Đến ngày nay, tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, nơi sống đều có một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Tinh thân yêu nước cũng như các thứ của quý và cần được đưa ra trưng bày, để tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 14

Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" vinh danh và khẳng định lòng yêu nước như một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, luôn rực cháy và mạnh mẽ mỗi khi đất nước phải đối mặt với những thách thức, xâm lăng. Từ thời xa xưa, khi Tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần yêu nước bùng nổ và biến thành một làn sóng mạnh mẽ. Những nhân vật anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi đã là những người lãnh đạo nhân dân, chiến đấu dũng cảm để giành lại tự do và độc lập cho đất nước. Họ là minh chứng cho lòng yêu nước và lòng dũng cảm, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc. Hiện tại, đồng bào Việt Nam vẫn tiếp tục truyền thống yêu nước này. Không phân biệt tuổi tác hay nghề nghiệp, từ cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào ở nước ngoài đến những người đang phải sống trong tình cảnh khó khăn, tất cả đều chung một lòng yêu nước và ghen tịnh trước những bản lĩnh và sự hy sinh của những người anh hùng đã từng chiến đấu. Tinh thần yêu nước được ví như các thứ của quý, và bổn phận của mỗi người dân là làm cho tinh thần này được thực hành trong mọi công việc, từ những công việc nhỏ nhất đến những chiến công lớn, đặc biệt là trong công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Tinh thần yêu nước không chỉ là truyền thống, mà còn là nguồn động viên mạnh mẽ. Nó không chỉ giúp vượt qua mọi thử thách, khó khăn mà còn tạo nên sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của toàn dân tộc. Việc duy trì và phát triển tinh thần này là trách nhiệm của từng cá nhân, từng gia đình và cộng đồng, góp phần vào sự phồn thịnh và vững mạnh của đất nước Việt Nam.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 15

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được trích từ văn kiện, báo cáo chính trị do Chủ Tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng Sản Việt Nam) tại Việt Bắc 1951. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Thời kì chiến tranh biểu hiện của lòng yêu nước là đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc. Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường. Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ.

Thời kỳ hòa bình lòng yêu nước thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững. Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Mẫu 16

Qua đoạn trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có thể thấy lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý.

Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể. Bài văn nghị luận thật ngắn gọn nhưng chứa đựng trong đó là cả một vấn đề hết sức to lớn của thời đại đó là tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Trong công cuộc khánh chiến chống Pháp đầy gay go, gian khổ tinh thần yêu nước đó lại càng cần thiết, nó chính là động lực thôi thúc chúng ta hành động chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Bài văn đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng, khích lệ tinh thần chiến đấu của toàn thể quốc dân Việt Nam.

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác