Soạn văn 7 VNEN Bài 30: Văn bản báo cáo
(Trang 99 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào cần phải viết văn bản báo cáo? Hãy nêu một tình huống khác mà theo em, cần phải viết văn bản báo cáo.
Trả lời:
Các trường hợp cần viết là:
- Thông báo với các bạn tình hình của lớp.
- Viết văn bản gửi Ban giám hiệu về tình hình của lớp.
- Viết thư cho người thân về tình hình học tập của em.
Một vài trường hợp khác như:
Báo cáo về công tác thực hiện vệ sinh môi trường của lớp.
Báo cáo tổng kết năm học vừa qua
Báo cáo tình hình học tập trong lớp trong tuần vừa qua.
...
(Trang 100 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Tìm hiểu mục đích, nội dung, cách viết văn bản báo cáo.
a. Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Qua hai văn bản trên, hãy rút mục đích, nội dung của văn bản báo cáo để điền vào bảng sau :
Trả lời:
Câu hỏi | Trả lời: |
---|---|
Mục đích của hai văn bản (Viết báo cáo để làm gì?) |
- Văn bản 1: báo cáo kết quả hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - Văn bản 2: Báo cáo kết quả khuyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ |
Tình huống viết văn bản báo cáo ( Vì sao phải viết văn bản báo cáo) |
- Văn bản 1: chào mừng ngày 20-11, hưởng ứng đợt phát động thi đua làm nhiều việc tốt. - Văn bản 2: Hưởng ứng phong trào quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt. |
Nội dung của hai văn bản (đề cập đến vấn đề gì?) |
- Văn bản 1: Báo cáo kết quả hoạt động hưởng ứng ngày Nhà giáo Việt Nam đến BGH nhà trường, cụ thể là: học tập, kỷ luật, lao động, các hoạt động khác - Văn bản 2: Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ của bạn học sinh vùng lũ đến tổng phụ trách. Cụ thể là: Quần áo, sách vở, tiền |
b. Từ việc phân tích hai văn bản trên, hãy rút ra mục đích, nội dung của văn bản báo cáo và điền vào bảng sau:
Trả lời:
(Trang 102 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c. Quan sát bảng và nhận xét về bố cục của văn bản báo cáo.
Trả lời:
Bố cục của văn bản báo cáo trên được trình bày hợp lí, thứ tự sắp xếp các phần đúng theo yêu cầu của một bài báo có, nội dung các phần trong văn bản theo một trình mạch lạc, lõ ràng. Hình thức ngắn gọn, trang trọng, sáng sủa.
(Trang 102 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). d. Đọc phần lưu ý, phân tích yêu cầu và cách viết văn bản báo cáo.
Trả lời:
- Quốc hiệu tiêu ngữ.
- Thời gian, địa điểm viết đơn.
- Tên đơn.
- Nơi nhận.
- Người tổ chức báo cáo; li do viết báo cáo.
- Nội dung báo cáo.
- Chữ kí và họ tên người đề nghị.
(Trang 103 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Ôn tập về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo theo gợi ý sau:
Kẻ bảng so sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo theo gợi ý sau:
Trả lời:
Phương diện Văn bản | Mục đích | Nội dung | Hình thức |
---|---|---|---|
Văn bản đề nghị |
Đề đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét, giải quyết. |
Phải có mục chủ yếu: ai đề nghị, đề nghị ai |
Trình bày ngắn gọn, trang trọng, sáng sủa theo một số mục đã quy định sẵn |
Văn bản báo cáo |
Trình bày những việc đã làm và chưa làm được của một cá nhân hay một tập thể cho cấp trên biết. |
Nêu những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ. |
Phải có mục chủ yếu: báo cáo của ai, báo cáo với ai, báo cáo về việc gì, báo cáo để làm gì. |
3. Ôn tập về văn biểu cảm và văn nghị luận
(Trang 103 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Kể bảng sau vào vở và điền các nội dung khái quát về văn biểu cảm.
Trả lời:
Mục đích của văn bản biểu cảm |
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật… |
Nội dung của văn bản biểu cảm |
Khơi gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết. |
Phương tiện biểu cảm. |
Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ. |
(Trang 104 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Kẻ bảng sau vào vở và điền nội dung khái quá các phần theo bố cục của văn biểu cảm:
Trả lời:
(Trang 104 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c. Yếu tố nào không thuộc đặc trưng của văn bản nghị luận?
A. Luận điểm
B. Luận cứ
C. Phương pháp lập luận
D. Hình ảnh, cảm xúc
Trả lời:
Đáp án D. Hình ảnh, cảm xúc
(Trang 104 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). d.Viết tiếp vào chỗ trông đặc điểm của văn bản nghị luận:
• Văn bản nghị luận là kiểu văn bản có mục đích......................
• Văn bản nghị luận bao giờ cũng có đề tài nghị luận, luận điểm .....................và các phương pháp lập luận.
• Các phương pháp lập luận bao gồm:.....................
Trả lời:
• Văn bản nghị luận là kiểu văn bản có mục đích xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
• Văn bản nghị luận bao giờ cũng có đề tài nghị luận, luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận.
• Các phương pháp lập luận gồm: những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới.
(Trang 104 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Thực hiện một trong hai yêu cầu dưới đây, sau đó trao đổi với các nhóm khác để nhận xét đánh giá:
a. Viết một văn bản đề nghị gửi Ban giám hiệu nhà trường, kiến nghị bổ sung để kế hoạch tham quan dã ngoại cho học sinh lớp 7
b. Viết một văn bản báo cáo gửi thầy cô Hiệu trưởng, báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ học kì II của lớp.
Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
............, ngày.......tháng....... năm 2017
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi : Ban giám hiệu nhà trường, trường THCS.........
Tập thể lớp 7A1 chúng em xin trình bày với nhà trường một việc như sau: Sau khi tham khảo xong kế hoạch tham quan dã ngoại cho học sinh lớp 7, chúng em thấy cần phải bổ sung thêm một số địa điểm cần tham quan để chúng em có thêm sự trải nghiệm, hiểu biết về văn hóa truyền thống của dân tộc và để giải tỏa căng thẳng sau kì thi.
Mong nhà trường chấp thuận đề nghị của chúng em.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Thay mặt lớp 7A1
Kí tên
(Trang 104 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Thực hiện một trong hai yêu cầu sau đây, sau đó trao đổi với bạn để nhận xét đánh giá:
a. Viết đoạn văn biểu cảm (từ 5-7 câu) nói lên suy nghĩ và cảm xúc của em về một người tàn tật.
b. Lập dàn ý cho đề văn nghị luận: “Bàn về tinh thần tự học của học sinh Trung học cơ sở hiện nay.”
Trả lời:
b. Lập dàn ý cho đề văn nghị luận:” Bàn về tinh thần tự học của học sinh Trung học cơ sở hiện nay.”
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
II. Thân bài
- Giải thích: Thế nào là tự học? Tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kỹ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình.
- Thực trạng:
+ Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và tính sáng tạo.
+ Học thêm tràn lan khiến học sinh không chịu học, phụ thuộc vào việc học thêm.
+ Việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn,…dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.
=> Hậu quả: dẫn đến hiện tượng học vẹt: học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra. Như vậy kiến thức sẽ không bền, ngày càng trống rỗng, thành tích học tập sa sút.
- Nhận thức đúng về vấn đề tự học:
+ Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập.
+ Giúp ta chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất của vấn đề.
+ Giúp ta biết thực hành mà không phải học lý thuyết suông.
+ Giúp phát triển tư duy và tích lũy kiến thức.
=> Tự học là phương pháp học tập tốt mang lại hiệu quả cao.
Dẫn chứng: Bác Hồ, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh…
- Phương pháp học:
+ Lập kế hoạch việc học ở nhà.
+ Tự tìm tòi, đào sâu kiến thức trên lớp thông qua sách, báo, in tơ nét,…
+ Tránh phụ thuộc và sách tham khảo, học thêm, sách hướng dẫn,…
- Phê phán những người không có tinh thần tự học
+ Phê phán những người có thói lười học, ghét học và xem đó là một cực hình
+ Phê phán những người học tủ, học vẹt.
III. Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của việc tự học và liên hệ bản thân.
(Trang 104 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Nhân danh lớp trưởng lớp 7A, em hãy viết một văn bản báo cáo gửi ban giám hiệu nhà trường về việc một bạn trong lớp phải bỏ học (giả định) vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..........., ngày..........tháng........năm 2019
BÁO CÁO
Về kết quả học tập học kì I của lớp 7A1
Kính gửi : Cô hiệu trưởng (thầy hiệu trưởng ) trường THCS.......
Tạo thể lớp 7A1 chúng em xin trình bày kết quả học tập học kì I của lớp em như sau:
- Về học tập:
+ Bạn Nguyễn Thị An đạt giải nhì môn Văn cấp Quốc gia.
+ Lớp có 20 bạn đạt học sinh giỏi.
+ Lớp có 15 bạn đạt học sinh xuất sắc.
- Về hạnh kiểm: 100% học sinh đạt hạnh kiểm tốt.
- Về kỷ luật: 100% học sinh thực hiện đúng quy định của lớp trường.
Tuy nhiên, hơn một tuần nay, Bạn Nguyễn Thị An bỏ học, vì gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn. Mong Ban giám hiệu nhà trường xem xét trường hợp này và tạo điều kiện giúp đỡ bạn Nguyễn Thị An được đi học đầy đủ.
Thay mặt tập thể lớp em xin chân thành cảm ơn!
Thay mặt lớp 7A1
Kí tên
(Trang 105 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Viết bài văn nghị luận: “Bàn về tinh thần tự học của học sinh Trung học cơ sở hiện nay.” Dựa trên dàn bài mà em hoặc bạn đã lập trên lớp.
Trả lời:
Ngày nay chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI – một thế kỷ của nền văn minh tri thức và chạy đua với sự phát triển công nghệ vì thế học tập, tích lũy kiến thức là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người. Nhưng để học tập có hiệu quả thì việc tự học là phương pháp học hiệu quả nhất.
Học là học bài, học trong sách, học thuộc lòng, học ở trường, học ở nhà, học trong cuộc sống. Tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kỹ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình.
Có một thực trạng đáng buồn đang diễn ra trong các trường trung học cơ sở ngày nay. Học sinh đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và tính sáng tạo. Học thêm tràn lan khiến học sinh không chịu học, phụ thuộc vào việc học thêm. Việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn,…dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập. Từ đó học quen lối mòn dẫn đến hiện tượng học vẹt: học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra. Như vậy kiến thức sẽ không bền, ngày càng trống rỗng, thành tích học tập sa sút. Vì thế học cần thay đổi phương pháp học của mình, từ bỏ thói học vẹt, học tủ thành việc tự học, tự khám phá, tự nỗ lực tìm kiềm tri thức một cách chủ động, tích cực.
Tự học đem lại rất nhiều lợi ích cho mỗi học sinh Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Việc tự học giúp ta chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất của vấn đề. Nó còn giúp ta biết thực hành mà không phải học lý thuyết suông. Không những thế khi chúng sẽ phát triển tư duy và tích lũy kiến thức. Tự học là phương pháp học tập tốt mang lại hiệu quả cao.
Trong lịch sử có rất nhiều đã tự học một cách hiệu quả. Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đjat trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công. sBác Hồ là một trong những tấm gương điển hình. Người chỉ với hai bàn tay trắng với vốn hiểu biết văn hóa, dân tộc, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Trên con đường thực hiện sứ mệnh giải phóng dân tộc Bác đã tự học rất nhiều thứ tiếng và văn hóa của nước bạn. Bên cạnh đó, Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng nguyên và chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền đến mãi ngày nay. Hay trạng nguyên lừng danh Mạc Đĩnh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên” vang danh hai nước, ghi vào xử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời.
Để có được một kết quả tốt mỗi học sinh cần lập kế hoạch việc học ở nhà. Các bạn nên tự tìm tòi, đào sâu kiến thức trên lớp thông qua sách, báo, in tơ nét và tránh phụ thuộc và sách tham khảo, học thêm, sách hướng dẫn,… Bên cạnh những bạn học sinh có ý thức tự học thì đâu đó vẫn tồn tại những bạn lười học, ghét học, học tủ, học vẹt. Nếu như các bạn muốn thành công thì thực trạng đó cần phê phán và từ bỏ ngay.
Như vậy, tinh thần tự học luôn có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay. Là những học sinh, chúng ta cần nâng cao hơn nữa ý thức, tinh thần chủ động, tự giác trong học tập.
(Trang 105 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Tìm trên sách báo hoặc In-ter-net 2-3 bài văn biểu cảm và 2-3 đoạn văn nghị luận. Ghi lại tên các văn bản đó và nêu vắn tắt nội dung.
Trả lời:
Sưu tầm đoạn văn biểu cảm
Đoạn 1
"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng hay"
Lời bài hát được phổ nhạc từ lời thơ. tiếng nói da diết của nhà thơ Đỗ Trung Quân dường như đã đi sâu vào trong trái tim của mỗi con người yêu quê hương. Có thể nói, quê hương là một khái niệm mà khi bất chợt ta thốt lên thi bao nhiêu cảm xúc chợt dâng trào đầy thân thương. Như tôi đây, quê hương của tôi rất đẹp, rất thanh bình. Được sinh ra và lớn lên ở mãnh đất Tiền Giang, nơi có cánh đồng lúa chín vàng, có những đàn cò trắng đang chao liệng trên cánh đồng. Quê hương tôi đẹp xiết bao khi mặt trời lặn, tất ca như chìm vào giấc ngủ êm đềm của một buổi chiều ấm áp. Chị gió như muốn góp thêm một bản tình ca vào sự hòa điệu thanh bình cùa quê hương tôi. Sáng sáng, những chú bé chăn trâu hòa vào khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, yên bình tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ của làng quê. Và bức tranh ấy còn dẹp hơn nữa khi hoàng hôn buông xuống những lúc chiều chiều. Quê tôi đẹp như vậy, và chắc hẳn quê hương cùa mọi người cũng đẹp như thế. Chúng ta hãy khắc ghi hai từ “quê hương” này vào sâu trong tận trái tim của mình. Tôi nghĩ, lất cà chúng ta dù có đi đến đâu, làm gì cũng vẫn sẽ luôn nhớ về nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Quê hương trong trái tim mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng cùng với sự cảm nhận riêng của mỗi người. Chỉ cần có trái tim biết rung cảm theo tiếng gọi quê hương thì mọi người sẽ thấy quê hương quan trọng với chúng ta đến dường nào.
=> Nội dung: biểu cảm về quê hương
Đoạn 2
Mẹ thân yêu của con ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!
Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Vì con, cuộc đời mẹ đã trải bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến vậy!Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn rằng ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lành thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à!
=> Nội dung: biểu cảm về người mẹ.
Sưu tầm bài văn biểu cảm
"Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời."
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không được chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh... mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vầng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. Có những lúc tôi cũng nghĩ vậy nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cảm giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, ... qua tất cả những gì của mẹ. Tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mới cảm thấy được thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.
Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần... Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to: "Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa!" Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.
Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy được cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? ...
Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đến thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.
Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: "Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con ... con tha thứ cho mẹ, nghe con." Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: "Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi". Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa... việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị... là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. Mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: "Con yêu mẹ!" thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. Mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là người đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: "Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con''.
=> Nội dung: biểu cảm về người mẹ thân yêu.
Sưu tầm đoạn văn nghị luận
Đoạn 1
Để theo đuổi ước mơ của mình, bạn phải hành động. Nếu không, bạn sẽ mất cơ hội. Hãy chủ động hành động thay vì để cuộc đời đưa đẩy bạn. Nếu không có được những gì bạn muốn, thì hãy chủ động tạo ra những gì bạn muốn. Đấng Sáng Tạo sẽ thắp sáng con đường bạn đi. Vận may của cả đời bạn, cánh cửa của những ước mơ đang mở ra. Con đường dẫn tới mục đích sống có thể xuất hiện trước bạn bất cứ lúc nào. Ngay cả khi đã xác lập được mục đích sống mạnh mẽ và đã phát triển được nguồn hy vọng lớn lao, niềm tin sâu sắc, lòng tự tôn, thái độ sống tích cực, lòng dũng cảm, tính kiên cường, khả năng thích nghi và những mối quan hệ tốt, bạn không thể chỉ ngồi đó và chờ đợi vận may đến với mình. Trên con đường vươn tới thành công, bạn phải nắm bắt từng cơ hội. Đôi khi bạn nhận thấy rằng trở ngại xuất hiện trên con đường của bạn không vì mục đích nào khác ngoài mục đích mở ra cơ hội để đưa bạn tới vị trí cao hơn. Nhưng bạn phải có lòng dũng cảm và sự quyết tâm để vươn lên. Một trong những khẩu hiệu của tôi tại Tổ chức Life Without Limbs là "một ngày mới, một cơ hội mới". Không có những khẩu hiệu được đóng khung trên tường- chúng tôi cố gắng tạo ra những khẩu hiệu từ chính các hành động của mình.
(Trích Sống cho điều ý nghĩa hơn - Nick Vujicic,
Đoạn 2
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, Cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
(Trang 105 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Tìm hiểu thêm về các loại văn bản báo cáo. Ghi lại tên 2-3 văn bản
Trả lời:
Một vài tên văn bản báo cáo như sau:
- Báo cáo kết quả thi đua hoạt động chào mừng ngày 20/11.
- Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh miền núi vùng lũ lụt
- Báo cáo kết quả thi đua hoạt động chào mừng ngày 26/3.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 chương trình VNEN hay khác:
- Soạn văn 7 VNEN Bài 28: Dấu câu- văn bản đề nghị
- Soạn văn 7 VNEN Bài 29: Ôn tập văn bản văn học
- Soạn văn 7 VNEN Bài 31: Ôn tập tổng hợp
- Soạn văn 7 VNEN Bài 32: Hoạt động ngữ văn
- Soạn văn 7 VNEN Bài 33: Chương trình địa phương
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí lớp 7 - KNTT
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 7 - KNTT
- Giải Tin học lớp 7 - KNTT
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - CTST
- Giải sgk Toán lớp 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - CTST
- Giải Lịch Sử lớp 7 - CTST
- Giải Địa Lí lớp 7 - CTST
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - CTST
- Giải Công nghệ lớp 7 - CTST
- Giải Tin học lớp 7 - CTST
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - CD
- Giải sgk Toán lớp 7 - CD
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - CD
- Giải sgk Lịch Sử lớp 7 - CD
- Giải Địa Lí lớp 7 - CD
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - CD
- Giải Công nghệ lớp 7 - CD
- Giải Tin học lớp 7 - CD
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - CD