Soạn văn 7 VNEN Bài 22: Đức tính giản dị của Bác Hồ
(Trang 39 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Mỗi nhóm học sinh sưu tầm hoặc sáng tác các bài/ đoạn thơ, câu chuyện, tranh ảnh,... về đức tính giản dị của Bác Hồ
Trả lời:
- Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu gói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
(Theo chân Bác)
- Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời.
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
(Sáng tháng Năm)
1. Đọc văn bản sau: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
2. Tìm hiểu văn bản.
(Trang 40 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong văn bản, từ đó nêu bố cục của văn bản.
(Trang 41 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Đức tính giản dị của Bác Hồ được khắc họa trên những phương diện nào? Ở mỗi phương diện, đức tính đó được thể hiện ra sao?
(Trang 41 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c. Theo em, giá trị nổi bật về nội dung của văn bản là gì? Qua đó em rút ra bài học gì?
(Trang 41 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). d. Nhận xét về cách lập luận, sử dụng dẫn chứng, bày tỏ quan điểm của tác giả trong văn bản.
Trả lời:
a) Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết:
• Nhan đề: Nêu luận điểm chính của bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
• Chứng minh luận điểm. Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.
• Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.
Bố cục bài văn: Đoạn trích chia thành 2 phần:
• Phần 1: (từ đầu đến tuyệt đẹp): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.
• Phần 2: (còn lại): Biểu hiện đức tính giản dị của Bác.
b) Các phương diện:
• Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
• Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.
• Về lối sống: việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.
• Giản dị trong lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
c.
• Giá trị nổi bật về nội dung của văn bản là đức tính giản dị của Bác Hồ.
• Qua đó, em rút ra bài học là chúng ta nên sống một cách giản dị, khiêm tốn.
d.
• Hệ thống luận điểm ngắn gọn, tập trung.
• Luận cứ xác đáng, toàn diện.
• Phép lập luận chủ đạo: chứng minh.
• Luận chứng phong phú, cụ thể xác thực.
• Lí lẽ chặt chẽ.
• Nhận xét, bình luận đúng chỗ, sâu sắc
• Lời văn thấm đượm tình cảm chân thành của người viết
3. Chuyện đổi câu chủ động thành câu bị động
(Trang 41 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Xác định chủ ngữ của mỗi câu sau. Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu sau khác nhau ở chỗ nào?
• Mọi người yêu mến em.
• Em được mọi người yêu mến.
Trả lời:
Chủ ngữ của mỗi câu là:
• Mọi người
• Em
Sự khác nhau về ý nghĩa:
• Chủ ngữ Mọi người chỉ chủ thể của hoạt động (yêu mến).
• Chủ ngữ Em chỉ đối tượng của hoạt động (được yêu mến ).
(Trang 41 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Đọc kĩ sơ đồ sau để hiểu khái niệm về câu chủ động, câu bị động và tìm thêm ví dụ khác
(Trang 41 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Đọc kĩ thông tin trong bảng và thực hiện yêu cầu ở dưới:
(Trang 42 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (1) Cho biết sự giống và khác nhau giữa hai câu sau:
• Cánh màn diều trên ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hóa vàng"
• Cánh màn diều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm "hóa vàng"
(Trang 42 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Những câu sau có phải câu bị động không? Vì sao?
• Em đạt giải Nhất kì thi học sinh giỏi.
• Tay em bị đau.
Trả lời:
a. VD: Câu chủ động: Bạn Hoa ngã xe.
Câu bị động: Bạn Hoa bị ngã xe.
b.
(1) Giống nhau : Đều là câu bị động ; cùng nội dung
Khác nhau : Câu a có từ “ được”, câu b không có từ “được”.
(2) Không phải câu bị động vì trong các câu không các các từ bị động và chủ ngữ không bị các sự vật, hoạt động sự vật khác hướng vào.
(Trang 42 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã lập luận theo trình tự từ những nhận xét khái quát đến chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể . Em hãy liệt kê một số nhận xét và biểu hiện đó vào bảng sau:
Trả lời:
(Trang 42 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Vấn đề dưới đây gợi cho em những suy nghĩ gì? Viết ra suy nghĩ đó.
Lợi ích của đời sống giản dị:
• Với bản thân
• Với gia đình
• Với xã hội
Trả lời:
• Với bản thân: được mọi người yêu mến, tôn trọng, rèn luyện nhân cách.
• Với gia đình: góp phần làm nên xã hội văn minh.
• Với xã hội: làm cho xã hội ngày một giàu đẹp hơn.
(Trang 43 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 3. Chuyển đổi mỗi câu chủ động sau thành câu bị động. Nhận xét về sắc thái, ý nghĩa của các câu trước và sau khi được chuyển đổi.
a. Các bác sĩ đã thực hiện thành công ca phẫu thuật.
b. Bác đặt cho một số đồng chí phục vụ những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.
c. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa này từ thế kỉ XIII.
Trả lời:
a) Ca phẫu thuật đã được các bác sĩ thực hiện thành công.
b) Một số đồng chí đã được Bác đặt cho những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.
c) Ngôi chùa này đã được một nhà sư vô danh xây dựng từ thế kỉ XIII.
(Trang 43 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Em hãy chọn một trong số những đề bào sau để viết thành bài văn lập luận chứng minh:
(Trang 43 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Tục ngữ có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng nhưng lại có bạn bảo: Gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc sáng.
(Trang 43 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
(Trang 43 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 3. Chứng minh rằng: Mỗi chúng ta cần thực hành tốt lối sống tiết kiệm.
Trả lời:
2. Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
a. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.
b. Thân Bài:
Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:
- Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ:
+ Cho hoa thơm quả ngọt
+ Cho vỏ cây làm vật che thân
+ Cho củi, đốt sưởi.
+ Cung cấp các nguồn thực phẩm đa dạng: rau, củ, quả, chim thú,…
- Rừng cung cấp vật dụng cần thiết
+ cho tre nứa làm nhà
+ Gỗ quý làm đồ dùng
+ Cho lá làm nón...
+ Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh
- Rừng mang nhiều lợi ích cho con người.
+ Rừng chắn lũ, giũ nước.
+ Cung cấp ô xi, điều tiết khi hậu
+ Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để nghỉ ngơi, là nguồn du lịch.
+ Rừng điều hoà khí hậu, làm trong lành không khí
=> Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người. Rừng cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.
- Liên hệ trong chiến tranh: rừng là nơi phòng ngự của các chiến sĩ cách mạng, giúp họ ngụy trang thoát khỏi sự nguy hiểm của quân địch.
- Hậu quả tác hại của việc phá rừng: ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người.
- Trách nhiệm của con người.
+ Bảo vệ rừng, chống phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng.
+ Khai thác rừng hợp lí, trồng rừng,..
- Liên hệ trách nhiệm của bản thân: trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ rừng: trồng cây gây rừng, không vứt rác bừa bãi khi vào trong rừng,...
c) Kết Bài :
- Khẳng định vai trò quan trọng của rừng.
- Mọi người cần nâng cao nhận thức về rừng.
(Trang 43 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Cùng với người thân của em quan sát và trò chuyện về một trong số các hình ảnh sau. Ghi lại suy nghĩ của em về hình ảnh được quan sát.
(Trang 43 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Sưu tầm và phân tích một số tình huống thực tế hoặc giả định cho thấy việc sử dụng câu chủ động hoặc câu bị động thể hiện khá rõ nghệ thuật giao tiếp của mỗi người.
Trả lời:
1. Qua những hình ảnh trên ta nhận thấy được giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm. Đời sống vật chất giản dị của Bác kết hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.
2. Sưu tầm:
- Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi.
- Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 chương trình VNEN hay khác:
- Soạn văn 7 VNEN Bài 23: Ý nghĩa văn chương
- Soạn văn 7 VNEN Bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- mở rộng câu
- Soạn văn 7 VNEN Bài 25: Giải thích một vấn đề
- Soạn văn 7 VNEN Bài 26: Sống chết mặc bay
- Soạn văn 7 VNEN Bài 27: Ca huế trên sông hương
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí lớp 7 - KNTT
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 7 - KNTT
- Giải Tin học lớp 7 - KNTT
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - CTST
- Giải sgk Toán lớp 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - CTST
- Giải Lịch Sử lớp 7 - CTST
- Giải Địa Lí lớp 7 - CTST
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - CTST
- Giải Công nghệ lớp 7 - CTST
- Giải Tin học lớp 7 - CTST
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - CD
- Giải sgk Toán lớp 7 - CD
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - CD
- Giải sgk Lịch Sử lớp 7 - CD
- Giải Địa Lí lớp 7 - CD
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - CD
- Giải Công nghệ lớp 7 - CD
- Giải Tin học lớp 7 - CD
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - CD