Soạn văn 7 VNEN Bài 29: Ôn tập văn bản văn học
(Trang 88 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Hệ thống hóa các văn bản đọc hiểu
(Trang 88 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a) Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây :
(1) Ca dao, dân ca :.....................................................................
(2) Tục ngữ :.................................................................................
(3) Thơ trữ tình :..........................................................................
(4) Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật :......................................
(5) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật :.......................................
(6) Thơ lục bát :............................................................................
Trả lời:
STT | Thể loại | Khái niệm |
---|---|---|
1 |
Ca dao, dân ca |
Là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống, tình cảm của con người |
2 |
Tục ngữ |
Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. |
3 |
Thơ trữ tình |
là 1 thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm cuả tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống. |
4 |
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật |
là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc. |
5 |
Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật |
Là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 5 chữ |
6 |
Thơ lục bát |
Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. |
(Trang 88 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b) Chọn mỗi loại một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 và hoàn thành bảng sau:
TT | Loại văn bản | Văn bản | Tác giả (hoặc ghi “Dân Gian”) | Nội dung chính |
---|---|---|---|---|
1 |
Ca dao, dân ca |
|||
2 |
Tục ngữ |
|||
3 |
Thơ trung đại Việt Nam |
|||
4 |
Thơ Đường |
|||
5 |
Thơ hiện đại |
|||
6 |
Truyện, kí |
|||
7 |
Tùy bút |
|||
8 |
Văn bản nghị luận |
|||
9 |
Văn bản nhật dụng |
Trả lời:
TT | Loại văn bản | Văn bản | Tác giả (hoặc ghi “Dân Gian”) | Nội dung chính |
---|---|---|---|---|
1 |
Ca dao, dân ca |
Những câu hát về tình cảm gia đình |
Dân gian |
Bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và anh em ruột thịt |
2 |
Tục ngữ |
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất |
Dân gian |
Truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên, lao động sản suất. Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. |
3 |
Thơ trung đại Việt Nam |
Bánh trôi nước |
Hồ Xuân Hương |
Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn trong trắng, son sắt của người phụ nữ việt nam thời xưa, đồng cảm sâu sắc cho thân phận bất hạnh của họ. |
4 |
Thơ Đường |
Xa ngắm thác núi Lư |
Lí Bạch |
Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả |
5 |
Thơ hiện đại |
Cảnh khuya |
Hồ Chí Minh |
Thể hiện tình yêu gắn bó với nhiên nhiên, tư thế ung dung và lòng yêu nước của tác giả |
6 |
Truyện, kí |
Cuộc chia tay của những con búp bê |
Khánh Hòa |
Khuyên chúng ta nên giữ gìn tổ ấm gia đình ,vun đắp ,bảo vệ ,bồi dưỡng cho nó ngày một tốt đẹp ,bền chặt hơn .Dừng chỉ vì một lý do ,lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đén những tâm hồn trong sáng, ngây thơ mà tội nghiệp đó |
7 |
Tùy bút |
Một thứ quà của lúa non Cốm |
Thạch Lam |
Nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy. |
8 |
Văn bản nghị luận |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Hồ Chí Minh |
Làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. |
9 |
Văn bản nhật dụng |
Sống chết mặc bay |
Phạm Duy Tốn |
Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân do thiên tai. Lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền trước tình cảnh, cuộc sống “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân. |
(Trang 89 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c) Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện hệ thống các văn bản đã học (các nhóm vẽ xong, cử đại diện trình bày trước lớp ).
Trả lời:
Tục ngữ | Tục ngữ về thiên nhiên và lao động xã hội |
Tục ngữ về con người và xã hội |
|
Thơ trữ tình | Sông núi nước nam |
Phò giá về kinh |
|
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra |
|
Bài ca Côn Sơn |
|
Bánh trôi nước |
|
Qua Đèo Ngang |
|
Bạn đến chơi nhà |
|
Sau phút chia li |
|
Thơ trữ tình hiện đại | Cảnh khuya |
Tiếng gà trưa |
|
Rằm tháng giêng |
|
Thơ Đường | Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh |
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê |
|
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá |
|
Xa ngắm thác núi Lư |
|
Tùy bút | Mùa xuân của tôi |
Một thứ quà của lúa non: Cốm |
|
Sài Gòn tôi yêu |
|
Văn bản nhật dụng | Cổng trường mở ra |
Cuộc chia tay của những con búp bê |
|
Ca Huế sông Hương |
|
Nghị luận | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Đức tính giản dị của Bác Hồ |
|
Sự giàu đẹp của tiếng Việt |
|
Ý nghĩa văn chương |
Các bạn dựa vào bảng để vẽ sơ đồ tư duy.
(Trang 89 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). d) Chép lại những câu ca dao, dân ca đã học ở học kì I vào vở bài tập; nêu ngắn gọn tình cảm, thái độ của nhân dân thể hiện trong mỗi câu hát đó theo bảng sau:
Trả lời:
Những câu hát về tình cảm gia đình: |
1. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! 2. Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân, Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. |
Nội dung (thể hiện tình cảm gì ?) |
Bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt. |
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người : |
1. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này? ...
2. Quảng Nam có lụa Phú Bông Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn Quảng Nam là đất quê mình Núi, đồng, sông, biển rành rành từ đâu Bắc Thừa Thiên giáp Hải Vân Nam thì Quảng Ngãi, giáp gần núi Phong. Tây thì giáp đến sông Buông, Rừng cao rừng thấp mấy tầng mây xanh. Đông thì biển rộng thênh thang, Đất đai trăm dặm rành rành như ghi.
3. Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu |
Nội dung (thể hiện tình cảm gì ?): |
Thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước |
Những câu hát than thân: |
1. Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? 2. Thân em như hạt mưa sa, Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ruộng cày. |
Nội dung (thể hiện tình cảm, thái độ gì ?): |
Diễn tả tâm trạng, thân phận của con người, bày tỏ lòng đồng cảm với những số phận khổ đau đắng cay của con người lao động, đồng thời còn mang yếu tố phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến |
Những câu hát châm biếm: |
1. Cái cò lặn lội bờ ao, Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ngày thì ước những ngày mưa Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. 2. Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà. Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông. Số cô có vợ có chồng Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai |
Nội dung (thể hiện tình cảm, thái độ gì ? ): |
Phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. |
(Trang 90 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). e) Chép lại các câu tục ngữ đã học ở học kì II vào vở bài tập; nêu ngắn gọn ý nghĩa của những câu tục ngữ đó (những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội ) theo bảng sau:
Trả lời:
Tục ngữ | Ý nghĩa |
---|---|
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất | |
a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. b) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. c) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. d) Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại lụt. e) Tấc đất tấc vàng h) Nhất nước, nhị phân, tâm can, từ giống. i) Nhất thì, nhì thục. |
Phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quá sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất |
Những câu tục ngữ về con người và xã hội | |
a) Một mặt người bằng mười mặt của. b) Cái răng, cái tóc là góc con người. c) Đói cho sạch, rách cho thơm. d) Học ăn, học nói, học gói , học mở. e) Không thầy đố mày làm nên. g) Học thầy không tày học bạn h) Thương người như thể thương thân. i) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. k) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. |
Nhằm ca ngợi giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. |
(Trang 90 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và dấu câu đã học
a) Điền tên các kiểu câu đơn vào chỗ trống, sau đó vẽ sơ đồ các kiểu câu vào vở bài tập.
b. Điền vào chỗ trống tên các dấu câu đã học
Trả lời:
a. Các kiểu câu đơn
Phân loại theo mục đích nói: Câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán.
Phân loại theo cấu tạo: Câu bình thường, câu đặc biệt.
b. Các dấu câu đã học là:
Dấu chấm
Dấu phẩy
Dấu chấm than (chấm cảm)
Dấu hỏi
Dấu gạch ngang
Dấu 2 chấm
Ngoặc đơn
(Trang 91 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Ghi tóm tắt nội dung chính của các bài thơ/ đoạn thơ ở cột trái vào cột phải trong bảng dưới đây:
TT | Tên bài thơ/ đoạn thơ | Nội dung chính |
---|---|---|
1 |
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) |
M: Lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng chiến đấu vì độc lập dân tộc |
2 |
Qua Đèo Ngang |
|
3 |
Bạn đến chơi nhà |
|
4 |
Rằm tháng giêng |
|
5 |
Cảnh khuya |
|
6 |
Tiếng gà trưa |
|
7 |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh (Tĩnh dạ tứ) |
|
8 |
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) |
Trả lời:
TT | Tên bài thơ/ đoạn thơ | Nội dung chính |
---|---|---|
1 |
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) |
M: Lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng chiến đấu vì độc lập dân tộc |
2 |
Qua Đèo Ngang |
Tả cảnh Đèo Ngang hoang sơ, hùng vĩ nhg lại heo hút; Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. |
3 |
Bạn đến chơi nhà |
Tình bạn keo sơn thắm thiết |
4 |
Rằm tháng giêng |
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, phong thái ung dung, lạc quan của Bác. |
5 |
Cảnh khuya |
Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước và phong tahi ứng dụng , lạc quan của Bác |
6 |
Tiếng gà trưa |
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ với thiên nhiên |
7 |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh (Tĩnh dạ tứ) |
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng |
8 |
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) |
Tình cảm ngậm ngùi xen lẫn niềm xót xa lúc mới về quê. |
(Trang 92 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Nêu vắn tắt đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã học ở lớp 7 theo bảng sau:
TT | Tên văn bản | Nội dung | Nghệ thuật |
---|---|---|---|
1 |
Cổng trường mở ra |
||
2 |
Cuộc chia tay của những con búp bê |
||
3 |
Mùa xuân của tôi |
||
4 |
Một thứ quà của nước non: Cốm |
||
5 |
Ca Huế trên sông Hương |
Trả lời:
TT | Tên văn bản | Nội dung | Nghệ thuật |
---|---|---|---|
1 |
Cổng trường mở ra |
Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu lắng của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đi học và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của con người. |
- Lựa chọn hình thức tự bậc bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm |
2 |
Cuộc chia tay của những con búp bê |
Vấn đề hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ, bố mẹ li hôn, con cái chịu nhiều đau đớn, thua thiệt. - Tình cảm và tấm lòng vị tha nhân hậu, trong sáng, cao đẹp của hai em bé. |
- Xây dựng được tình huống tâm lí - Lựa chịn ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" trong truyện kể câu chuyện của chính mình nên những day dứt nhớ thương được thể hiện 1 cách chân thật - Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn ứng xử của người làm cha mẹ - Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc |
3 |
Mùa xuân của tôi |
Tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế nhạy cảm của tác giả. |
- Ngòi bút tài hoa, sự quan sát, sự cảm nhận rất tinh tế. - Giọng kể - tả - biểu cảm rất nhịp nhàng, hài hoà trôi chảy tự nhiên. - Ngôn ngữ giầu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình |
4 |
Một thứ quà của nước non: Cốm |
Tấm lòng trân trọng của tác giả khi phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc |
Sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam |
5 |
Ca Huế trên sông Hương |
Tả cảnh ca Huế trong đêm trăng trên dòng sông Hương thơ mộng, đồng thời giới thiệu các làn điệu dân ca Huế thể hiện lòng tự hào về Huế |
- Viết theo thể bút kí. - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu vảm, thấm đẫm chất thơ. - Miêu tả âm thanh cảnh vật, con người sinh động. |
(Trang 92 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Xác định các câu đơn trong đoạn trích dưới đây và hoàn thành bảng sau :
Một ngày mới bắt đầu
Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như phấn hoa trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ mờ đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển gương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài truyền hình thành phố như bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một con ong bay mềm mại.
Đường phố bắt đầu hoạt động và huyên náo. Những chiếc xe tải nhỏ, xe lam, xích lô máy nườm nượm chở hàng hóa và thực phẩm từ những vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành, Cầu Muối, ... đánh thức cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn.
Thành phố mình đẹp quá ! Đẹp quá đi !
(Theo Nguyễn Mạnh Tuấn, Tiếng Việt 5, tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 )
Trả lời:
Câu đơn | Phân loại theo mục đích nói | Phân loại theo cấu tạo |
---|---|---|
Màn đêm mờ mờ đang lắng dần rồi chìm vào đất |
Câu trần thuật |
Câu đơn bình thường gồm 1 cụm C-V:
|
Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển gương. |
Câu trần thuật |
Câu đơn bình thường gồm 1 cụm C-V: |
Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một |
Câu trần thuật |
Câu đơn bình thường gồm 1 cụm C-V: |
Những vùng cây xanh bỗng tươi trong nắng sớm |
Câu trần thuật |
Câu đơn bình thường gồm 1 cụm C-V: |
Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. |
Câu trần thuật |
Câu đơn bình thường gồm 1 cụm C-V: |
Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài truyền hình thành phố như bị hạ thấp và kéo gần lại |
Câu trần thuật |
Câu đơn bình thường gồm 1 cụm C-V: |
Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một con ong bay mềm mại. |
Câu trần thuật |
Câu đơn bình thường gồm 1 cụm C-V: |
Đường phố bắt đầu hoạt động và huyên náo. |
Câu trần thuật |
Câu đơn bình thường thường gồm 1 cụm C-V: |
Thành phố mình đẹp quá ! |
Câu cảm thán |
Câu đơn bình thường thường gồm 1 cụm C-V: |
(Trang 3 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Đọc đoạn trích dưới đây và điền dấu câu thích hợp và điền dấu câu thích hợp vào ô trống :
Hồi còn đi học (...) Hải rất say mê âm nhạc (...). Từ căn gác nhỏ của mình (...) Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt (...)ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường (...) Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô (...) Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt (...) Tiếng còi tàu hỏa thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm .
Rồi tất cả như im lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công (...) tiếng pi-a-nô ở một căn gác.
(Theo Tô Ngọc Hiến, Tiếng Việt 3, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Trả lời:
Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt. Tiếng còi tàu hỏa thét lên và tiếng bánh sắt lên trên đường ray ầm ầm.
Rồi tất cả như im lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công, tiếng pi-a-nô ở một cái ban công, tiếng pi-a-nô ở một căn gác.
(Trang 93 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Tìm trên Internet hoặc trong sách báo một số văn bản ca dao, thơ trung đại, văn bản nhật dụng và nêu nội dung chính mỗi văn bản đó.
Trả lời:
Sưu tầm ví dụ như:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
=> Nội dung: Ca ngợi phẩm chất trong trắng của người phụ nữ qua lời tự giới thiệu đầy lo lắng của cô gái.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 chương trình VNEN hay khác:
- Soạn văn 7 VNEN Bài 28: Dấu câu- văn bản đề nghị
- Soạn văn 7 VNEN Bài 30: Văn bản báo cáo
- Soạn văn 7 VNEN Bài 31: Ôn tập tổng hợp
- Soạn văn 7 VNEN Bài 32: Hoạt động ngữ văn
- Soạn văn 7 VNEN Bài 33: Chương trình địa phương
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí lớp 7 - KNTT
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 7 - KNTT
- Giải Tin học lớp 7 - KNTT
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - CTST
- Giải sgk Toán lớp 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - CTST
- Giải Lịch Sử lớp 7 - CTST
- Giải Địa Lí lớp 7 - CTST
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - CTST
- Giải Công nghệ lớp 7 - CTST
- Giải Tin học lớp 7 - CTST
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) - CD
- Giải sgk Toán lớp 7 - CD
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 - CD
- Giải sgk Lịch Sử lớp 7 - CD
- Giải Địa Lí lớp 7 - CD
- Giải Giáo dục công dân lớp 7 - CD
- Giải Công nghệ lớp 7 - CD
- Giải Tin học lớp 7 - CD
- Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - CD