Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 97 lớp 11 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 97 lớp 11 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Câu 1 (trang 97 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy so sánh luận đề, luận điểm, các yếu tố bổ trợ của ba văn bản: cầu hiền chiếu, Tôi có một ước mơ, Một thời đại trong thi ca.

Trả lời:

Cầu hiền chiếu

Tôi có một ước mơ

Một thời đại trong thi ca.

Luận đề

Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước

Giấc mơ bình đẳng, tự do của người da đen ở nước Mỹ

Tinh thần của Thơ mới

Luận điểm

- Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

- Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước

- Lời bố cáo

- Thực trạng cuộc sống người da đen.

- Cuộc đấu tranh của những người da đen.

- Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ

- Nguyên tắc chung của việc đánh giá Thơ mới.

- Đối sánh, tìm ra đặc trưng giữa thơ cũ và Thơ mới.

- Luận giải về nội dung, biểu hiện của chữ ta và chữ tôi trong thơ ca.

Các yếu tố bổ trợ

- Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự…

- Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ.

- Từ ngữ giàu sức gợi.

- Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự…

- Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm.

- Cách viết linh hoạt, uyển chuyển, giàu hình ảnh, so sánh gợi nhiều liên tưởng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ

- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích tinh tế.

Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Qua việc đọc ba văn bản trong bài đọc, theo bạn, sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bản nghị luận phụ thuộc vào những điều gì?

Trả lời:

Sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bản nghị luận phụ thuộc vào những yếu tố:

- Sự chặt chẽ của lập luận, sự xác đáng của luận cứ, sự chính xác, tinh tế của lời văn;

- Kĩ năng lựa chọn và sử dụng dẫn chứng một cách phong phú, đa dạng và sử dụng hiệu quả.

- Kĩ năng trích dẫn dẫn chứng: yêu cầu dẫn chứng phải chính xác; dẫn chứng phải đủ trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu; có sự xác thực và sắp xếp theo trục thời gian tuyến tính, không gian từ xa đến gần.

Câu 3 (trang 97 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng gì?

Trả lời:

Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận.

- Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.

- Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan.

- Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.

- Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục.

Câu 4 (trang 97 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn hãy chọn một đề tài trong mục Chuẩn bị viết của phần Viết và thực hiện các nhiệm vụ sau:

a. Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết về đề tài đã chọn. Viết hai đoạn triển khai hai ý kề nhau.

b. Chuyển từ dàn ý bài viết sang dàn ý bài nói, dựa vào đó để tập luyện cách trình bày bài nói.

Trả lời:

Chọn đề tài: Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì?

a. Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

- Kiểm chứng tính đúng đắn, chuẩn mực của phát ngôn hoặc thông tin được chia sẻ.

- Trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để có thể ứng xử phù hợp trên mạng xã hội.

- Trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn

- Trách nhiệm của cá nhân khi chia sẻ thông tin

- Hậu quả của việc phát ngôn không đúng.

- Bài học và hành động để mọi người ý thức được trách nhiệm khi phát ngôn.

Lập dàn ý:

1. Mở Bài

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận

2. Thân Bài

Kiểm chứng tính đúng đắn, chuẩn mực của phát ngôn hoặc thông tin được chia sẻ.

- Phát ngôn, chia sẻ những thông tin có ý nghĩa tích cực, không phát ngôn, chia sẻ những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến cá nhân, xã hội,an ninh quốc gia.

- Trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để có thể ứng xử phù hợp trên mạng xã hội.

Gợi ý thêm:

- Trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn:

+ Cẩn trọng trước khi phát ngôn, tránh dùng những ngôn từ tục tĩu, phản văn hóa, ngôn ngữ gây kích động, thù ghét, chia rẽ.

+ Không dùng ngôn từ để xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

+ Ý thức về việc mình sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho mọi phát ngôn từ tài khoản mạng xã hội của mình.

- Trách nhiệm của cá nhân khi chia sẻ thông tin:

+ Phải kiểm chứng tính đúng/sai; thật/giả... của thông tin trước khi chia sẻ.

+ Không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng; những thông tin gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của các cá nhân/tổ chức.

+ Ý thức về việc mình sẽ phải tự chịu trách nhiệm với mọi nội dung đã đăng từ tài khoản cá nhân của mình.

- Dùng những phát ngôn tích cực, chia sẻ những thông tin hữu ích.

- Có ứng xử phù hợp trước những phát ngôn và thông tin tiêu cực.

- Tìm và làm sáng tỏ một số hành động phát ngôn không đúng tiêu chuẩn và hậu quả của chúng.

- Hành động thực tế để mọi người ý thức được trách nhiệm khi phát ngôn.

3. Kết Bài

Đưa ra bài học và khẳng định lại vấn đề.

* Hai đoạn triển khai hai ý kề nhau:

Mạng xã hội phát triển như vũ bão và người ta sống trên mạng nhiều hơn là đời thật với nhiều đắng cay. Đời sống hào nhoáng làm con người ta dường như quên đi trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Nói như vậy bởi chúng ta đã và đang lạm dụng mạng xã hội trong việc chia sẻ thông tin, phát ngôn vì nghĩ rằng thế giới đó là ảo và không ai biết mình. Thực tế, trong tình hình dịch bệnh Covid 19, không thiếu người dùng mạng xã hội đã đưa ra thông tin sai lệch để rồi được các cơ quan mời làm việc và xử phạt. Nếu không sớm nhận ra trách nhiệm của bản thân trong phát ngôn, trong chia sẻ thì sớm muộn ta cũng có thể sai lệch trong hành vi của mình. Cá nhân hãy ý thức về phát ngôn của mình. Mạng xã hội tuyệt đối không phải là không gian riêng tư. Đây là điều ta hoàn toàn hiểu rõ. Nhưng, dùng mạng xã hội ra sao, như thế nào tùy thuộc vào mỗi người. Chúng ta cần ý thức và chọn lọc thông tin. Không phải thông tin nào cũng đúng và nút like, nút share bạn tưởng không có gì kia đôi khi lại là nguồn cơn của nhiều tai họa, nhiều điều không tốt, không hay. Bạn đừng hành động thiếu suy nghĩ để rồi bản thân sai lệch và thiếu trách nhiệm. Hãy sống trách nhiệm trên mạng xã hội. Lời nói gió bay và chia sẻ thông tin bằng sự nhận thức, bằng sự tỉnh táo bạn nhé. Đừng thờ ở và nghĩ không ai biết bạn là ai trên mạng xã hội. Đời sống nào cũng vậy, trách nhiệm là điều không thể thiếu trog tất cả mọi người.

b. Dàn ý bài nói:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

* Giải thích

Phán xét người khác một cách dễ dàng là việc chỉ dựa vào ngoại hình hoặc một lời nói, một hành động để nhận xét người khác, đưa ra những lời lẽ, những suy nghĩ không hay về họ. Đây là một hành động thiển cận mà con người không nên có.

* Phân tích

Đôi lúc những gì chúng ta chứng kiến, mắt thấy tai nghe cũng chưa chắc là sự thật. Để đánh giá đúng một con người cần có thời gian, cần hiểu họ và hiểu những việc mà họ đang làm.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”: con người có tốt hay không không thể đánh giá họ qua ngoại hình. Có nhiều người xinh đẹp nhưng chưa chắc đã phải người tốt, cũng như cũng có người có ngoại hình bình thường nhưng lại có sức hấp dẫn riêng.

Việc đánh giá người khác một cách dễ dàng không thể hiện phong cách hay tầm hiểu biết mà nó chứng tỏ rằng người đánh giá người khác một cách dễ dàng là người nông cạn, thiếu hiểu biết, thiếu tinh tế.

* Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật và tiêu biểu.

* Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống tôn trọng người khác, biết lắng nghe quan điểm của họ và không phán xét ai qua một lời nói hay một hành động… những người này đáng được học tập và lan tỏa.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luân: hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 5 (trang 97 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận và ghi chép các thông tin cơ bản sau:

- Vấn đề được bàn luận, ý nghĩa của vấn đề;

- Quan điểm của người viết;

- Đối tượng tác động;

- Mức độ thuyết phục;

Trả lời:

Một số văn bản nghị luận khác: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai…

Một số thông tin cơ bản của văn bản: Ý nghĩa của văn chương – Hoài Thanh

- Vấn đề bàn luận: Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại.

- Quan điểm của người viết: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng, văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.

- Đối tượng tác động: Những người yêu thích văn chương.

- Nghệ thuật lập luận:

+ Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục

+ Lập luận chặt chẽ

+ Luận điểm rất rõ ràng

- Mức độ thuyết phục: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác