Soạn bài (Nói và nghe trang 30) Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí trang 30, 31, 32 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

1. Định hướng

a) Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lý là một hoạt động, trong đó, người nói nêu lên nhận xét khen, chê và lý do tán thành hay phản đối về tư tưởng, đạo lí đó. Bài nói cần có ba phần (mở đầu, nội dung chính, kết thúc).

Trong phần Viết của bài này, các em đã được học cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Từ nội dung phần Viết, người nói chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và các phương tiện phù hợp để trình bày nội dung trước người nghe.

b) Để trình bày ý kiến của mình một cách hiệu quả, các em cần chú ý:

- Nắm vững mục đích, đối tượng người nghe và nội dung cần trình bày.

- Biết cách trình bày: cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ,…

- Có thái độ phù hợp, tôn trọng người nghe,…

2. Thực hành

Bài tập: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.”.

a) Chuẩn bị

- Xem lại nội dung dàn ý của phần Viết.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,…và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý

Xem lại dàn ý đã làm ở phần Viết, cân nhắc yêu cầu của bài nói để bổ sung, sắp xếp lại các ý cho mạch lạc, phù hợp với nội dung cần trình bày. Bố cục bài nói tương tự bố cục bài viết, gồm ba phần.

Mở đầu

Nêu vấn đề cần trình bày

Nội dung chính

Lần lượt nêu các nội dung như dàn ý đã chuẩn bị, cũng có thể trình bày theo trật tự khác nhưng cần nêu được các nội dung chính mà bài đã yêu cầu.

Kết thúc

Tóm lược nội dung đã trình bày và trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

c) Nói và nghe

Hoạt động nói và nghe cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

Người nói

Người nghe

- Nội dung trình bày:

+ Trình bày vấn đề rõ ràng, cụ thể theo dàn ý đã chuẩn bị.

+ Nội dung phong phú, có trọng tâm; trình bày lô gích, lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.

+ Đảm bảo sự phù hợp, thống nhất giữa nội dung với hình thức trình bày.

- Hình thức trình bày:

+ Bài trình bày có bố cục rõ ràng.

+ Sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ phù hợp.

+ Có sự sáng tạo, tạo được điểm nhấn cho nội dung trình bày.

- Tác phong, thái độ trình bày:

+ Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.

+ Diễn đạt hấp dẫn và nêu được vấn đề để trao đổi, thảo luận.

+ Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng; bảo đảm yêu cầu về thời gian.

+ Có thái độ thân thiện, tôn trọng, trả lời câu hỏi người nghe đặt ra (nếu có).

- Tập trung lắng nghe; hiểu được những nội dung chính và quan điểm của người nói.

- Ghi lại các thông tin chính của bài trình bày, những nội dung cần hỏi và những nhận xét, đánh giá về nội dung, cách thức, tình cảm, thái độ của người trình bày.

- Nêu các vấn đề cần hỏi, các ý kiến cần trao đổi về nội dung bài nói một cách ngắn gọn, rõ ràng,…; có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.

- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

*Bài nói tham khảo

Có bao giờ bạn nghĩ tại sao những khó khăn cứ chồng chất khó khăn? Có bao giờ bạn nghĩ thần may mắn không mỉm cười với bạn nữa khi mà toàn những chuyện khiến bạn phải đau đầu suy nghĩ? Dũng cảm đối mặt với thử thách hay là đầu hàng với số phận an bài đều do bạn quyết định và lựa chọn nhưng nếu là tôi thì chắc chắn tôi sẽ tiếp tục đương đầu với những khó khăn vì tôi luôn tin rằng “hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ở sau lưng bạn”

Ánh nắng mặt trời là ánh nắng rực rỡ do thiên nhiên và tạo hóa tạo nên. Một khi chúng ta hướng về phía mặt trời nghĩa là chúng ta đi về phía có ánh sáng, có điều tốt đẹp để đẩy lùi những bóng tối, và bóng của mình sẽ ngả về sau lưng,đó là những khó khăn vất vả

Trong cuộc sống của chúng ta ai cũng có những khó khăn của mình. Khó khăn là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Không phải lúc nào con đường chúng ta đi lúc nào cũng bằng phẳng mà sẽ có lúc chúng ta phải đương đầu với những thử thách đó. Vì vậy để vượt qua con đường đó chúng ta không còn cách nào khác là vượt qua những trở ngại đó rồi sẽ tìm thấy con đường mới lạ và tươi đẹp hơn. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có một bản lĩnh sống kiên cường đứng dậy sau những lần vấp ngã đó. Chẳng có ai cả một đời suôn sẻ mà không bị vấp ngã, căn bản chúng ta sẽ làm gì khi bị vấp ngã mà thôi. Đó là lúc chúng ta cần hướng tới phía có mặt trời

Mặt trời ấy là sự phấn đấu nỗ lực trong học tập của những sĩ tử đã bị rớt trong kì thi và tiếp tục bắt đầu lại, mặt trời là những hy vọng của người nông dân trong ngày mùa thu hoạch và mặt trời còn là những động lực giúp những em bé khuyết tật vươn lên trong cuộc sống, đi qua nỗi đau mất mát để tìm kiếm những tia hi vọng cho mình. Thế đấy thực sự là muôn hình vạn trạng, muôn vàn khó khăn trong những bước đường đi. Có những số phận còn đau thương, còn bi đát hơn chúng ta rất nhiều nhưng họ vẫn sống, vẫn vô tư và vẫn tin vào điều kì diệu trong cuộc sống. đó chính là những ánh sáng đang đẩy lùi những bóng tối về phía sau lưng, khó khăn thất bại nào rồi cũng sẽ qua, căm bản mình biết vượt qua khó khăn như thế nào sau mỗi lần vấp ngã

“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”. Một câu danh ngôn nhưng chứa đựng trong đó là biết bao những triết lý về nhân sinh, lời khuyên đúng đắn cho những ai đang gặp khó khăn thì hãy luôn sống lạc quan và yêu đời. Hãy tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp đang chờ bạn ở phía trước

Đáng tiếc thay trong xã hội ngày nay vẫn có nhiều người sống thiếu niềm tin, không có niềm tin vào cuộc sống, khi vấp ngã chỉ biết than vãn và khóc lóc mà không dám bước lên phía trước. Họ là những con người rất dễ bị nhấn chìm, một là họ bước đi và tìm thấy cho mình cơ hội và hai là họ bị tụt lại. Nếu bạn không tiến không một dòng người thì bạn bị đẩy lùi là điều đương nhiên. Với những người này họ luôn sợ hãy và dễ nản lòng. Họ không biết nắm bắt những điều kì diệu trong cuộc sống. Có những cô cậu sinh ra trong gia đình giàu có chưa phải va vấp, chưa nếm trải những khó khăn, suốt ngày chỉ quen chơi bời, hễ cho bị bố mẹ mắng là lại bỏ nhà đi rồi tụ tập bạn bè rượu chè đàn đúm. Hay có nhiều bạn thi trượt đại học rồi nản chí bỏ cuộc mà không bước tiếp rồi nghĩ quẩn có thể tìm đến những cái chết, thân xác là do bố mẹ bạn tặng, tạo hóa ban tặng cho chúng ta cho nên chúng ta phải biết nhìn về phía trước, phải có ý chí vượt qua mọi thử thách

Các bạn ạ! Hãy biết hy vọng và không ngừng hy vọng bởi vì không có ngõ cụt nào mà chúng ta không thể thoát ra được. Có niềm tin chúng ta sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn bao giờ hết, vậy nên chúng ta hãy vượt qua mọi trở ngại của khó khăn, ở đó sẽ có ánh sáng soi chiếu vào bạn. Hãy tin vào điều kì diệu của bản thân tạo ra nhé các bạn

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nói

Người nghe

- Rút kinh nghiệm về bài trình bày:

+ Đã trình bày đầy đủ các nội dung chuẩn bị trong dàn ý chưa?

+ Cách thức trình bày, phong cách, thái độ, giọng điệu, ngôn ngữ,… có phù hợp không?

+ Các phương tiện hỗ trợ có hiệu quả như thế nào?

- Tự đánh giá:

+ Điều em hài lòng về bài trình bày của mình là gì?

+ Điều gì em muốn thay đổi trong bài trình bày đó?

- Kiểm tra kết quả nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa, thu hoạch được những gì,…

- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.

- Đánh giá:

+ Bài trình bày của bạn có ưu điểm và hạn chế nào rõ nhất?

+ Em rút ra được điều gì từ bài trình bày của bạn?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác