Soạn bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ trang 112, 113, 114, 115, 116 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 112 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều):
- Đọc trước văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ, tìm hiểu thêm các bài viết về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Chuẩn bị một số dẫn chứng về hiện tượng nói và viết tiếng Việt thiếu trong sáng mà em biết.
Trả lời:
- Các bài viết trên internet liên quan đến giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong xã hội hiện đại (Theo Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ, trích báo Quân đội Nhân dân)
+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh toàn cầu hoá (Theo Uông Triều, tuyengiao.vn)
+ Văn bản Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 12 (2006)
- Một số dẫn chứng về hiện tượng nói và viết tiếng Việt thiếu trong sáng mà em biết:
+ Trường hợp thêm từ tiếng Anh vào những câu tiếng Việt trong giao tiếp. Những từ ấy không chỉ những người trẻ hay dùng mà đã trở thành những từ gần như cửa miệng, ít nhất là với những cư dân thành thị từ trung niên trở xuống. Thay vì nói “Em chuyển hàng cho chị lúc 5 giờ chiều” thì một chị trung niên ở thành phố sẽ điềm nhiên bảo “Ship lúc 5 giờ nhé”, hoặc các cô gái kể với bạn bè “Bọn mình vừa mới check in ở Mộc Châu”, “Hôm nay đi phỏng vấn viết review mà gặp nhiều drama quá”... Các câu bị tỉnh lược nhiều, giảm bớt cả thành phần và đưa những từ tiếng Anh thông dụng vào.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bài viết “Tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ” cho thấy thực trạng đáng báo động của việc sử dụng tiếng Việt có phần lệch lạc, thiếu chuẩn mực làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1. (trang 112 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Chú ý nội dung sa pô.
Trả lời:
Nội dung: Nêu vấn đề lối nói, lối viết của giới trẻ ngày nay.
Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Tìm hiểu các kí tự 8X, 9X, Y2K.
Trả lời:
- Cách hiểu:
+ 8X; 9X: Sinh ra vào thập niên thứ 8 và thứ 9 của thế kỉ XX.
+ Y2K: Sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, bắt đầu từ năm 2000.
Câu 3 (trang 113 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Chú ý các tiểu mục trong văn bản.
Trả lời:
Nội dung mỗi phần được thể hiện ở tiêu đề được nêu bằng chữ in đậm:
+ Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả...
+ ... đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ
+ Nên nhìn nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?
Câu 4 (trang 113 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Việc trích dẫn bài viết của Giâu có tác dụng gì?
Trả lời:
Việc trích dẫn bài viết của Giâu để chứng minh cho vấn đề tác giả đang đề cập đến, đó là một bộ phận giới trẻ đang phá vỡ các chuẩn mực chính tả.
Câu 5. (trang 113 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Tranh minh họa liên quan đến nội dung gì?
Trả lời:
- Tranh minh họa liên quan đến nội dung giới trẻ đang phá vỡ chuẩn mực chính tả.
Câu 6 (trang 114 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Chú ý các loại sáng tạo “lệch chuẩn” ngôn từ.
Trả lời:
- Sáng tạo “lệch chuẩn”:
+ Sáng tạo ra nhiều kiểu nói, dựa trên hiện tượng đồng âm nối từ.
+ Cách nói mở rộng tổ hợp theo vần điệu đã có.
+ Sử dụng “tiếng lóng”.
+ Sử dụng “teencode” làm cho hỗn loạn, khó kiểm soát.
Câu 7 (trang 114 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Vì sao đây lại là điều đáng nói?
Trả lời:
Đây là điều đáng nói vì cách nói này là do tự sáng tạo theo ý thích của nhiều nhóm học đường tạo nên teencode khác nhau. Mỗi nhóm một kiểu không giống với ngôn ngữ toàn dân. Nó gây ra nhiều sự hỗn loạn khó kiểm soát.
Câu 8 (trang 115 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Chú ý quan niệm của người viết về việc sáng tạo ngôn ngữ.
Trả lời:
- Quan niệm của người viết: Ngôn ngữ không tự sinh ra. Mọi sự nảy sinh ngôn ngữ đều có lí do → là muốn khẳng định hiện tượng ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ có nguyên nhân, không phải ngẫu nhiên mà có.
Câu 9 (trang 115 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Phân biệt sự “đa dạng” và “hỗn tạp”.
Trả lời:
- Phân biệt:
+ Đa dạng: nhiều vẻ, nhiều dạng biểu hiện khác nhau.
+ Hỗn tạp: không thuần nhất, gồm có nhiều thứ rất khác nhau lẫn lộn vào với nhau.
Câu 10 (trang 115 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Tác giả nêu lên vấn đề gì ở phần kết?
Trả lời:
Ở phần kết, tác giả nêu lên vấn đề: Giới trẻ vì mải mê “sáng tạo” lạ kì mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1. (trang 116 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề gì và liên quan tới đối tượng nào?
Trả lời:
- Vấn đề: Lớp trẻ hiện nay đang sử dụng tiếng Việt một cách rất phức tạp, nếu không muốn nói là hỗn tạp.
- Đối tượng: lớp trẻ (Giới trẻ ngày nay, thường được cho là thuộc dòng 8X, 9X sinh ra vào thập niên thứ 8 hoặc thứ 9 của thế kỉ XX và dòng Y2K sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, bắt đầu từ năm 2000).
Câu 2. (trang 116 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Bài viết được triển khai qua mấy phần, mỗi phần được thể hiện bằng hình thức nào? Em có nhận xét gì về các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài?
Trả lời:
- Ngoài phần sapo và mở đầu, bài viết có ba phần. Nội dung mỗi phần được thể hiện ở tiêu đề được nêu bằng chữ in đậm:
+ Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả...
+ ... đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ
+ Nên nhìn nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?
- Có thể thấy các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài viết đều rất sinh động, gần gũi và làm sáng tỏ cho ý kiến đã nêu ra.
Câu 3. (trang 116 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Phân tích ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nêu lên.
Trả lời:
- Vấn đề bàn luận rất có ý nghĩa vì liên quan đến sự phát triển và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, một thứ của cải vô giá của cha ông để lại.
- Mục đích của văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề lớp trẻ sử dụng tiếng Việt có nhiều điều đáng phải suy nghĩ (có cái được và cái chưa được cần điều chỉnh).
- Để làm rõ vấn đề ấy, các nội dung chính của bài viết thể hiện qua phần: nêu lên các biểu hiện lệch chuẩn trong việc sử dụng tiếng Việt. Từ đó, phân tích, nhìn nhận dưới góc độ ngôn ngữ học để phân định cái được và cái chưa được, cần uốn nắn, điều chỉnh.
Câu 4. (trang 116 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.
Trả lời:
- Thái độ của người viết thể hiện trong bài viết là bình tĩnh, ôn hoà, nhìn nhận phân tích, đánh giá hiện tượng một cách khách quan, khoa học.
- Chẳng hạn qua đoạn văn sau: “Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode” kia chăng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém”. Qua đoạn văn có thể thấy thái độ mềm mỏng nhưng rất kiên quyết; người viết vừa nêu lên những gì chưa được; vừa thấy mặt được; vừa chỉ ra hệ quả không ổn của tiếng Việt của lớp trẻ hiện nay.
Câu 5. (trang 116 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ mang lại cho em những thông tin và những nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng tiếng Việt không trong sáng mà em đã chứng kiến hoặc biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Trả lời:
- Văn bản mang lại cho em nhiều thông tin và những nhận thức bổ ích. Vấn đề tác giả nêu lên trong bài rất có ý nghĩa với việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Bởi vì việc nêu lên những biểu hiện bất cập, và lạm dụng các cách nói mới, bất chấp các quy tắc thông thường đã làm tổn thương và vẩn đục tiếng Việt,... Tuy nhiên, việc sáng tạo cách nói và từ ngữ mới đúng mực cũng có tác dụng tích cực đối với việc phát triển tiếng Việt hiện đại làm giàu tiếng Việt, cập nhật được với yêu cầu mới của cuộc sống hiện đại.
- Giới trẻ ngày nay sáng tạo ra rất nhiều ngôn ngữ “độc, lạ”, nhiều người không nắm rõ nguồn gốc, cách sử dụng sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có. Ví dụ từ “báo” là danh từ chỉ động vật hoặc một bài báo, động từ là dấu hiệu cho biết trước điều gì đó sắp xảy ra. Thế nhưng một số bạn trẻ sử dụng từ này như sau “báo cha, báo mẹ, báo đời....”. Từ báo ở đây mang nghĩa tiêu cực nhưng với nhiều người không nắm rõ sẽ không hiểu nó là gì.
Câu 6. (trang 116 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Trả lời:
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một điều vô cùng khó với xã hội hiện nay. Sự trong sáng của tiếng Việt là sự kết hợp hài hòa của tiếng Việt về mọi mặt. Nó đi đúng với truyền thống đạo lí của dân tộc ta. Việc văn hóa, ngôn ngữ ngoại lai du nhập vào nước ta đã tạo điều kiện cho giới trẻ sáng tạo ra nhiều loại kí hiệu ngôn ngữ khác nhau. Những ngôn từ sáng chế ấy, được sử dụng hàng ngày và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiếng Việt truyền thống. Những câu nói không hề có âm sắc, những từ ngữ mà chỉ có giới trẻ mới hiểu đang tràn lan trên mạng xã hội, hay đôi khi mang ra cả cuộc sống hàng ngày. Họ vô tư sử dụng mà không hề biết rằng, nó đang làm cho tiếng Việt trong mắt nhiều người trở lên không thuần khiết, mất đi bản sắc thực sự của nó. Sự trong sáng của tiếng Việt bị đánh mất thay bằng thứ ngôn ngữ chẳng có hệ thống mạch lạc nào cả. Sự thay đổi này làm cho con người khó có thể tiếp thu được. Và hậu quả là sự chia cách về việc giao tiếp giữa người với người diễn ra. Người thế hệ trẻ với người thế hệ sau nói chuyện qua tin nhắn bị hạn chế hơn. Tiếng Việt là một chỉnh thể toàn vẹn về mọi mặt của ngôn ngữ nước ta. Trách nhiệm của mỗi công dân, là phải giữ gìn và phát huy truyền thống của quốc gia nơi mình sinh sống.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều