Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 34 lớp 11 - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 34 lớp 11 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tìm đọc thêm một số đoạn trích từ truyện Tiễn dặn người yêu, Bích Câu kỳ ngộ, các câu ca dao và một số bài thơ hiện đại viết về tình yêu.
Trả lời:
1. Tiễn dặn người yêu
Lời hẹn hò bền chắc
Tình đôi ta nhuyễn chặt
Chung trái tim không thể sẻ đôi!
Chỉ sợ đẵn cây không thuận hướng
Ngã cây không xuôi chiều
Đan sọt còn lo lỗi mắt
Yêu nhau sợ Then không thương
Then thương sợ trời cao không giúp
Trời giúp sợ mẹ cha không ưng
Cây không ngả sợ cha em cứ bắt phải ngả
Lòng không yêu sợ mẹ em cứ bắt phải yêu
Thương thay chim thô lốc ngực nâu
Chim gõ kiến ngựa vằn
Gà lôi ngực lốm đốm
Đi đằng sau ngóng đợi không đợi
Đi ngả trước mong dừng chẳng dừng
Càng mong dừng càng vun vút bay xa
Ước sao anh mọc cánh
Như rồng thiêng bay tung
Lượn khắp trời tìm đến sàn hoa
Ta nhác trông nhau mắt liếc lệ sa
Anh ước cùng em dựng nhà
Nhưng e làm nhà rách người mắng
Dựng nhà hoang người chê
Người qua trước ngõ người cười
2. Bích Câu kỳ ngộ
Sinh từ gặp bước gian truân
Vinh khô gọi nếm mùi trần chút chơi
Cùng thông dù mặc có trời
Nguôi dần bể khổ, san vơi mạch sầu
Lôi thôi cơm giỏ nước bầu
Những loài yến tước biết đâu chí hồng
Thề xưa đã nặng với lòng
Dẫu sau trắng nợ tang bồng mới thôi
Ao nghiên giá bút thảnh thơi
Tây hồ tiên tích mấy nơi phẩm bình
Thi hào dậy tiếng Phượng thành
Vào phen Lý, Đỗ, nức danh Tô, Tào
Ngửa nghiêng lưng túi phong tao
Nước, non, mây, gió, chất vào còn vơi
Châu ken chữ, gấm thêu lời
Vàng gieo tiếng đất, nhạc khơi bóng thuyền
Đã người trong sách là duyên
Mấy thu hạt ngọc Lam điền chưa giâm
Lửng lơ chiếc lá doành nhâm
Cắm thuyền đợi khách, ôm cầm chờ trăng
3. Ca dao, thơ hiện đại về tình yêu
- Đố ai nằm võng không đưa
Đố ai gặp lại người xưa không nhìn
Đố ai quên được chữ tình
Đố ai quên được bóng hình người yêu.
- Vượt sông anh chở em sang
Bến trơn, em rắc trấu vàng anh qua
Đêm nay đường trải trăng già
Hành quân vẫn nhớ bến phà quê em.
- Bao giờ cho gạo bén sàng?
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh?
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tìm đọc một số bài phân tích và đánh giá về các tác phẩm đã đọc hiểu trong Bài 1.
Trả lời:
- “Xuân Quỳnh sinh ra để viết thơ tình. Với người phụ nữ ấy thơ ca và tình yêu có lẽ là lý do để tồn tại. Bởi thế mà đọc bài thơ nào của Xuân Quỳnh ta cũng thấy năng lượng tích cực của tình yêu. Xuân Quỳnh yêu mãnh liệt “dữ dội – ồn ào” (Sóng), thậm chí là chủ động để yêu “Em yêu anh, yêu anh như điên” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác), đôi khi còn thề thốt “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát). Dẫu viết thế là phi lý nhưng cũng khiến người ta phải tin vì nó được viết bởi một trái tim yêu chân thành”. (Thầy Chu Văn Sơn)
- “Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ” (Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên, Viện Văn học, Nxb KHXH,1984)
- Một nét độc đáo của bài thơ Tôi yêu em nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một hình ảnh nào. “Ngọn lửa tình" là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi ý của động từ “tắt” (угасла). Nhưng từ “tắt” ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói “ngày đã tắt”, “chiến tranh đã tắt hẳn” hay “hy vọng cuối cùng đã tắt”. Chính nét độc đáo này đã gây nên những cuộc tranh cãi thú vị giữa những người theo quan điểm truyền thống (cho rằng “thơ là tư duy bằng hình tượng”, rằng một bài thơ hay phải có hình ảnh độc đáo), với những nhà Hình thức chủ nghĩa (chủ trương “Nghệ thuật như là thủ pháp” - tên tiểu luận có tính cách mạng của Shklovsky đã được dịch ra tiếng Việt).
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Sưu tầm một số bài nghị luận về một vấn đề xã hội có đề tài gần gũi với tuổi trẻ học đường, ghi lại các mở bài và kết bài hay, độc đáo.
Trả lời:
Ví dụ: Đề bài: Đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách.
- Mở bài: Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công.
- Kết bài: Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều