Soạn bài Kiêu binh nổi loạn - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Kiêu binh nổi loạn trang 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
1. Đoạn trích có những nhân vật và sự kiện nào nổi bật? Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử hay được tác giả hư cấu?
- Nhân vật: Dự Vũ, Đầu bếp
- Sự kiện nào nổi bật: kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy, phế Trịnh cán và lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.
- Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử và vừa có tính hư cấu.
2. Nội dung (đề tài, chủ đề) và những hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích là gì?
- Đề tài: cuộc chiến giành chính quyền
- Chủ đề: Phản ánh sự sụp đổ của triều đại Lê – Trịnh và sự hỗn loạn khi kiêu binh nổi lên giành chính quyền.
3. Nội dung đoạn trích mang lại cho em những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm gì?
- Nội dung giúp ta hiểu được sự suy đồi của phủ chúa Trịnh khi cha con, anh em tranh giành quyền lực mà hãm hại lẫn nhau, phế con trưởng lập con thứ vì tư lợi riêng, không đặt quyền lợi của nhân dân, đất nước lên hàng đầu.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
“Kiêu binh nổi loạn” thuộc hồi thứ hai của tác phẩm, kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Người kể chuyện toàn tri (ngôi thứ ba)
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Người kể nhận xét đó là người cơ trí, nói năng rành mạch
Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Lúc đầu: khiêm nhường, e sợ có điều gì kinh động
- Sau đó: tỏ ra nghe lời vương tử và thực hiện mệnh lệnh
Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Người kể chuyện về nhân vật Bằng Vũ là người kể chuyện toàn tri.
Câu 5 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Lời nói: “Ngày mai có biến, tôi sẽ chết. Nhưng tôi chết cũng phải có dăm ba mạng đi theo” => Dự đoán được điều không lành sắp xảy ra
- Thái độ: không chút sợ hãi, nao núng, “nói toạc ra ở trong triều”
- Hành động: Đưa ra một tờ khải nói là Huy Bá tố cáo Quận Viêm đang âm mưu làm phản và xin các quan hãy tra xét trừng trị.
Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Quân binh nghe thấy tiếng trống tức thì người nào cũng nhảy nhót, hăng hái, cầm binh khí xô lấn nhau vào trong phủ.
=> Khí thế hào hùng, mạnh mẽ
Câu 7 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Hành động: mở cửa
- Thái độ: hèn nhát, run sợ
Câu 8 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây, vớ lấy súng để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy
- Quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quản tượng xuống đất mà chém, voi bước lùi trở lại
- Voi đứng yên một chỗ không thể nhúc nhích
- Họ dùng câu lương móc cổ Quận Huy kéo xuống rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ
Câu 9 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Khắc hoạ rõ nét hình ảnh quân lính kiệu thế tử lên vai, làm nổi bật khí thế vui mừng, phấn khởi khi phò thế tử Tông lên phủ đường.
Câu 10 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Chỉ trong chốc lát, nhà cửa Quận Huy bị phá tan tàng, một mảnh ngói cũng không còn.
- Các quan văn võ hễ ai thuộc bè đảng của Thị Huệ và Quận Huy cùng những người dự vào việc tố giác vụ án năm Cánh Tí, những viên quan hầu mọi ngày đều có tính nghiệt mã mà quân lính vẫn ghét, lúc bấy giờ đều bị phá nhà hàng loạt và bị lùng bắt đem giết chết.
Câu 11 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Chúa phải sai người dò xét trong kinh kì, lén đến chỗ họ tụ họp rồi bắt phứa một người thường dân ở gần đó đem chém để ra oai.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Kiêu binh bàn kế hoạch nổi loạn, cùng đề xuất kế sách của Bằng Vũ.
- Quận Huy đứng ra đỡ lời cho Bằng Vũ để không bị giết trước mặt các quan.
- Kiêu binh đến nhà Quận Huy nổi loạn và giết Quận Huy.
- Kiêu binh lập thế tử Tông lên ngôi làm chúa.
- Kiêu binh giết sạch những người liên quan đến bè đàng của Thị Huệ và Quận Huy.
Mâu thuẫn ở đây là việc chúa bỏ con cả, lập con út lên làm vua khiến thiên hạ đều căm ghét, nhất là quân lính lại càng thêm bất bình
Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Kiêu binh tiến đến nhà Quận Huy: “Quân lính nghe thấy tiếng trống tức thi người nào cũng thấy nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ; Họ cứ đứng hò reo, quát tháo long trời lở đất”.
- Kiêu binh xông vào nhà và giết Quận Huy: “Quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quan tượng xuống đất mà chém; Quân lính xúm đến vây kín dưới chân voi; Quân lính hăng máu kéo đến càng đông; Họ bèn dùng câu liêm móc cổ Quận Huy kéo xuống, rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ”.
- Kiêu binh giết được Quận Huy và ăn mừng: “Quân lính vui mừng reo hò như sấm; Họ kiệu thế tử lên vai, rồi đứng xúm xung quanh, gào lên vui sướng; họ phải dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế, đặt tư thế ngồi lên, rồi tám người kề vai vào khiêng...mỗi lần thế tử được nhô lên cao, quân lính lãi vô tay reo hò vang lên một chặp.
Khi đám kiêu binh giết những người liên quan đến Quận Huy: họ lại kéo đến quỳ ở trước mặt chúa xin phá tất cả dinh cơ của Quận Huy; họ làm náo động cả kinh thành”.
=> Những hành động ấy cho thấy kiêu binh rất quyết tâm lật đổ bè phái Quận Huy, thế và lực đều rất mạnh, lực lượng đông đảo có thể chiến thắng mọi kẻ thù.
Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây, vớ lấy súng để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy
- Quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quản tượng xuống đất mà chém, voi bước lùi trở lại
- Voi đứng yên một chỗ không thể nhúc nhích
- Họ dùng câu lương móc cổ Quận Huy kéo xuống rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ
Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa:
+ Họ dùng tạm chiếc mam vẫn bày cỗ lộc làm ghế, đặt thế tử ngồi lên. Chốc chốc họ lại nâng bổng chiếc mâm lên đầu mà đội, đầu mỏi lại hạ xuống vai rồi vai vai mỏi lại nâng lên đầu, cứ lên lên xuống xuống
+ Quân lính đặt chiếc sập ngụ ở ngoài phủ đường, các quan đều dìu thế tử lên ngôi chúa. Cuộc mừng lễ xong rồi, các quan mới đem đạo sắc của nhà vua và tờ chi của thánh mẫu dụ ba quân về việc phò lập chú, tới dán ở cửa các. Những tờ ấy đều là tạm thời thảo ra, nhưng được gọi là mệnh lệnh định sẵn.
- Nghệ thuật miêu tả: cách miêu tả sinh động, chân thực cùng hình ảnh so sánh cụ thể, sống động giúp ta thấy được vị chúa mới lên ngôi là bù nhìn, ngôi vị là do đám kiêu binh nổi loạn tạo ra, đến những giấy tờ không có giá trị nhưng cũng được coi là mệnh lệnh định sẵn.
Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Một số bình luận, đánh giá của người kể chuyện:
+ Mọi người đều reo mừng hưởng ứng và cùng nhìn về phía kẻ mới nói, thì ra đó là viên biện lại của đội Tiệp bảo tên là Bằng Vũ
+ Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật
+ Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem mặt chúa, sân phủ đông như họp chợ.
+ Lại nói, bọn quân lính tuy đã giết chết anh em Quận Huy nhưng cơn giận vẫn chưa hả
....
- Quan điểm và thái độ của người kể là khách quan và đáng tin cậy. Vì nhóm tác giả là những người kể sử, viết sử, tôn trọng sự thật khách quan, là người quan sát toàn năng, biết hết tất cả mọi việc, biết rõ suy nghĩ và hành động của các nhân vật.
Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Sau khi đọc “Kiêu binh nổi loạn”, ta thấy ý kiến của Lê Quý Đôn quả thật vô cùng đúng đắn, sâu sắc. Triều chính tham nhũng, vì tư lợi riêng mà bất chấp thủ đoạn, nội chiến xảy ra khiến người gánh chịu cực khổ nhất là nhân dân vô tội. Quận Huy dù biết trước kết cục nhưng lại thờ ơ, không phòng bị, tự kiêu và gánh chịu hậu quả. Dù Trịnh Tông được tôn xưng lên làm vua nhưng đó chỉ là một chức danh bù nhìn, ngai vàng lại là cái mâm trên vai đám lính tráng. Một xã hội binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phi ngoảnh mặt đã khiến cho đất nước ngày một đi xuống, triều đại sụp đổ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều