Soạn bài Hồi trống Cổ Thành - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành trang 50, 51, 52, 53, 54 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Tác giả La Quán Trung

1. Tiểu sử

- La Quán Trung (1330 – 1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.

- Người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

- La Quán Trung sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước nhưng đúng khi nhà Nguyên đang suy tàn. Chí lớn không thành, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.

- Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

- Người có chí lớn, ôm mộng “mưu đồ sự nghiệp bá vương” nhưng không thành.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

- La Quán Trung nổi tiếng có tài văn chương, giỏi từ khúc, câu đối và kịch nhưng thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết.

- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

b. Tác phẩm chính

- Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”,…

à Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh. 

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

Đoạn trích “Hồi trống cổ thành” ca ngợi vẻ đẹp trung nghĩa của Quan Công và Trương Phi, tài năng khí phách của người anh hùng dưới trướng Lưu Bị, trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành | Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

- Thái độ Trương Phi: nghe xong, chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt ra cửa Bắc

- Thái độ Quan Công: trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

- Quan công muốn nhắc lại lời thề xưa kia của ba người khi kết nghĩa anh em, khẳng định mình vẫn luôn trượng nghĩa, thuỷ chung.

Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

- Quan Công: hiển đệ - ta

- Trương Phi: mày – tao

Cách xưng hô đối lập nhau vì tính cách 2 người vốn khác nhau, Trương Phi vốn nóng tính lại đang nổi giận khi cho rằng Quan Công phản bội, còn Quan Công là người bình tĩnh, xưng hô khéo léo, tôn trọng Trương Phi.

Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Có bất ngờ vì đây là tình huống nút thắt, đẩy câu chuyện lên cao trào

Câu 5 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Quan Công chẳng nói chẳng rằng, múa long đao xô lại. Trơng Phi thẳng cánh đánh trống, chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

- Các sự kiện chính

+ Trương Phi đối thoại cùng Quan Công, cho rằng Quan Công đã phản bội

+ Sái Dương xuất hiện, giải hiềm nghi

- Lí do dẫn đến hiểu lầm của Trương Phi với Quan Công: vì Quan Công bỏ trốn khỏi dinh Tào Tháo khiến Trương Phi cho rằng Quan Công đầu hàng, tình cờ tướng Tào là Sái Dương dẫn quân đi qua lại càng khiến Trương Phi nghĩ Quan Công cho người đến bắt mình.

Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

- Tính cách Trương Phi

+ Phản ứng của Trương Phi khi nghe xong lời của Tôn Càn: chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc.

+ Hành động: hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng hô mày - tao, lập luận buộc tội Quan Công.

+ Yêu cầu: Đánh ba hồi trống để Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công.

=> Trương phi là người ngay thẳng, cứng cỏi, không dung thứ cho kẻ hai lòng.

+ Quan Công giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống: Trương Phi rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công.

=> Trương Phi là con người giàu tình cảm, nóng nảy, thô lỗ nhưng khôn ngoan và biết trọng lẽ phải.

- Tính cách Quan Công:

+ Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”, ông dùng lời lẽ mềm mỏng và nhờ hai chị dâu giải thích hộ.

+ Quan Công giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống: ca ngợi lòng trung nghĩa của Quan Công.

=> Quan Công là người bình tĩnh, chững minh sự trong sạch của mình bằng hành động

Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

- Hồi trống Cổ Thành là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. Qua đó, đoạn trích “Hồi trống cổ thành” ca ngợi vẻ đẹp trung nghĩa của Quan Công và Trương Phi, tài năng khí phách của người anh hùng dưới trướng Lưu Bị, trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Trương Phi và Quan Công tuy có cách thể hiện thái độ khác nhau nhưng họ đều là những con người trung nghĩa, luôn coi trọng tình anh em. Nếu Trương Phi là một người dễ nổi nóng, lời lẽ thẳng thắn thì Quan Công là người bình tình, khéo léo trong giao tiếp. Thế nhưng, đằng sau sự nóng nảy của Trương Phi lại là một người trọng tình cảm, luôn đặt nghĩa huynh đệ lên hàng đầu. Vì vậy, khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường.

Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

Bài học: chúng ta phải luôn có sự tin tưởng vào những người thân yêu của mình, sống thuỷ chung, nghĩa tình, giữ chữ tín với mọi người.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác