Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14A: Món quà tuổi thơ

1 (Trang 145 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Quan sát bức tranh sau đây và cho biết bức tranh vẽ những gì?

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14A: Món quà tuổi thơ | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

Bức tranh vẽ:

- Bên trong lọ thủy tinh là một anh chàng cưỡi ngựa, bên cạnh là cô công chúa ngồi trong lầu son.

- Bên ngoài lọ thủy tinh là một cậu bé bằng đất nung đang nói chuyện rất vui vẻ với một ông Hòn Rấm.

2 (Trang 145 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài : "Chú đất Nung".

3 (Trang 146 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Giải nghĩa từ

a) Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14A: Món quà tuổi thơ | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

b) Thay nhau đọc từ ngữ phù hợp với lời giải nghĩa.

Gợi ý trả lời:

Lời giải nghĩa phù hợp: a - 3, b - 4, c - 1, d - 2, e - 7, g - 5, h - 6

4 (Trang 146 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc

5 (Trang 146 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận để trả lời câu hỏi:

Đọc thầm đoạn 1, 2 thay nhau hỏi và trả lời

1. Cu Chắt có những đồ chơi gì?

2. Chúng khác nhau như thế nào?

3. Vì sao cu Chắt bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh?

Đọc đoạn 3, 4 thảo luận, trả lời các câu hỏi:

4. Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?

5. Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?

a. Vì chú muốn thử xem có đúng là đất có thể nung trong lửa hay không

b. Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát

c. Vì chú muốn được xông pha rèn luyện, làm nhiều việc có ích

6. Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?

a. Sức nóng khủng khiếp

b. Được rèn luyện trong khó khăn, gian khổ

c. Được làm chín

Gợi ý trả lời:

Đọc đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi:

1. Chú Chắt có những trò chơi sau:

- Chàng kị sĩ cưỡi ngựa.

- Nàng công chúa trong mái lầu.

- Một chú bé bằng đất.

2. Sự khác nhau giữa các đồ chơi là:

- Chàng kị sĩ cưỡi ngựa và nàng công chúa được nặn từ bột, có màu sắc đẹp đẽ:

   + Chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng.

   + Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.

- Chú bé được cu Chắt nặn bằng đất trong lúc đi chăn trâu.

3. Cu Chắt bỏ hai người bột vào lọ thủy tinh vì: Chú bé đất đã làm bẩn hết quần áo đẹp của hai người bột khi chơi cùng nhau.

Đọc đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi:

4. Chú bé Đất đã gặp chuyện:

- Chú bé đất chỉ còn một mình, buồn nhớ quê nên tìm đường ra cánh đồng.

- Chú bé Đất gặp mưa bị ngấm nước nên rét.

- Chú vào bếp, cời đống rấm ra sưởi ấm và bị nóng rát cả chân tay.

5. Chú bé đất quyết định trở thành chú đất nung vì: Vì chú muốn được xông pha rèn luyện, làm nhiều việc có ích.

Đáp án: c

6. Chi tiết "nung trong lửa" tượng trưng cho điều: Được rèn luyện trong khó khăn, gian khổ.

Đáp án: b

1 (Trang 147 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe - viết đoạn văn: Chiếc áo búp bê

2 (Trang 147 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm tiếng thích hợp điền vào chỗ trống (chọn bài a hoặc b):

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14A: Món quà tuổi thơ | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14A: Món quà tuổi thơ | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

a. Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x:

Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh xinh bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong xóm xúm xít lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu xanh lá cây, cái mũ có ngôi sao khấu súng đen bóng và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu: "xinh nhỉ?”. Cứ như là nó sợ để anh lính cười với bạn nó quá lâu.

(Theo Hải Hồ)

b. Tiếng chứa vần ât hoặc âc:

Trời vẫn còn lất phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. Đất dính vào đế dép, nhấc chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt nấc lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến rất nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua bậc tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, lật từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, nhấc bổng tôi qua các bậc thềm.

(Theo Trọng Cao)

3 (Trang 148 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi tìm các tính từ: (Chọn a hoặc b theo hướng dẫn).

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng S hoặc X.

b. Chứa tiếng có vần âc hoặc ât.

Gợi ý trả lời:

Tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng S hoặc X Tính từ chứa tiếng có vần âc hoặc ât

- Bắt đầu bằng chữ s: sống động, siêng năng, sang sảng, sảng khoái, sáng sủa, sáng suốt, sành sỏi, soi sáng,...

- Bắt đầu bằng chữ x: xanh xao, xanh mượt, xa xôi, xôn xao, xào xạc

- Tính từ chứa tiếng có vần âc: lấc lấc, xấc láo, lấc xấc, xấc xược,...

- Tính từ chứa tiếng có vần ât: thật thà, chật vật, vật vờ, phất phơ, chật chội,...

4 (Trang 148 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thay nhau đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

a. Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.

b. Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài củ.

c. Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.

Gợi ý trả lời:

Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:

a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai? (Bộ phận câu được in đậm trả lời cho câu hỏi ai)

b) Trước giờ học, chúng em thường làm gì? (Bộ phận câu in đậm trả lời cho câu hỏi làm gì)

c) Bến cảng thế nào? (Bộ phận câu được in đậm trả lời cho câu hỏi thế nào)

d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu? (Bộ phận câu được in đậm trả lời cho câu hỏi ở đâu)

5 (Trang 148 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi và ghi vào vở.

a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ?

b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung phải không ?

c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à ?

Trả lời:

Từ nghi vấn trong các câu hỏi là:

a) Có phải - không

b) Phải không

c) À

6 (Trang 148 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Trong các câu dưới đây, những câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi?

a) Bạn có thích chơi diều không?

b) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?

c) Bạn thích trò chơi nào nhất?

d) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất?

e) Ai khéo tay hơn?

g) Hãy thử xem ai khéo tay hơn nào?

Em chú ý các bộ phận câu Tôi không biết ở câu thứ 2, Hãy cho biết ở câu thứ tư, Hãy thử xem… nào ở câu thứ sáu.

Gợi ý trả lời:

Những câu không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi là:

b) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không.

d) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất.

g) Hãy thử xem ai khéo tay hơn nào.

Cùng chơi chung đồ chơi với các bạn. Giữ gìn đồ chơi và cất đúng chỗ.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học