Tiếng Việt 4 VNEN Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ

1 (Trang 159 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

a) Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

b) Cảnh và người trong tranh gợi cho em liên tưởng đến điều gì?

Gợi ý trả lời:

Quan sát tranh, em thấy:

a) Các bạn nhỏ trong tranh đang vừa thả trâu vừa chơi thả diều trên cánh đồng.

b) Nhìn những cánh diều trong bức tranh em liên tưởng đến:

- Các bạn nhỏ có một tuổi thơ yên bình, vui vẻ.

- Những cánh diều giống như những ước mơ bay cao, bay xa của các bạn.

2 (Trang 160 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô hoặc bạn đọc bài sau: “Cánh diều tuổi thơ”.

3 (Trang 160 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa.

4 (Trang 160 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc.

5 (Trang 161 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Tác giả đã chọn những chi tiết nào để miêu tả cánh diều?

2) Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào?

3) Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?

4) Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?

a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

b. Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.

c. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.

Gợi ý trả lời:

1) Những chi tiết tác giả chọn để miêu tả cánh diều là:

- Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

- Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè,...

- Tiếng sáo như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

- Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.

2) Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn:

- Hò hét nhau thi thả diều.

- Vui sướng đến phát điên dại nhìn lên trời.

3) Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp:

- Bầu trời tự do đẹp như tấm thảm nhung khổng lồ gợi lên khát vọng cháy mãi trong tâm hồn.

- Ước mong nỗi khát khao bay đi xa cùng cánh diều tuổi ngọc ngà.

4) Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

Đáp án: b

1 (Trang 161 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô đọc, viết vào vở đoạn văn Cánh diều tuổi thơ (từ đầu đến những vì sao sớm).

2 (Trang 161 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi tìm tên các đồ chơi, trò chơi.

- Đến góc học tập lấy bảng nhóm (nhóm A hoặc B) theo hướng dẫn của thầy cô.

- Mỗi nhóm tìm và viết lại các tên đồ chơi và trò chơi vào các cột theo yêu cầu.

Bảng A
Tên đồ chơi, trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng ch Tên đồ chơi, trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr
M: chong chóng,... M: trốn tìm,...
Bảng B
Tên đồ chơi, trò chơi chứa tiếng có thanh hỏi Tên đồ chơi, trò chơi chứa tiếng có thanh ngã
M: thả diều,... M: ngựa gỗ,....

Gợi ý trả lời:

Bảng A
Tên đồ chơi, trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng ch Tên đồ chơi, trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr
chong chóng, chạy đua, chuyền bóng... trốn tìm, trồng cây, trượt cầu,...
Bảng B
Tên đồ chơi, trò chơi chứa tiếng có thanh hỏi Tên đồ chơi, trò chơi chứa tiếng có thanh ngã
thả diều, nhảy dây, banh nỉ, tàu hỏa, bóng rổ, nhảy dù, bóng rổ, nhảy xà,... ngựa gỗ, banh đũa, ném đĩa,....

3 (Trang 162 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được miêu tả trong mỗi bức tranh sau:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

Tên trò chơi lần lượt là:

- Thả diều

- Rước đèn trung thu

- Nhảy dây, chơi đồ hàng, búp bê

- Xếp hình, game điện tử

- Kéo co, bắn ná

- Bịt mắt bắt dê

4 (Trang 162 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thay nhau hỏi và trả lời:

a) Trong các trò chơi kể trên, trò chơi nào các bạn trai thường ưa thích? Trò chơi nào các bạn gái thường yêu thích? Trò chơi nào cả bạn trai lẫn bạn gái đều yêu thích?

b) Trò chơi nào có ích? Trò chơi nào có hại? Chúng có ích và có hại như thế nào?

Gợi ý trả lời:

a) Trong các trò chơi kể trên:

- Trò chơi các bạn trai thường ưa thích là trò game điện tử và kéo co.

- Trò chơi các bạn gái thường yêu thích là trò nhảy dây, bịt mắt bắt dê, chơi búp bê, nấu ăn.

- Trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái yếu thích đó là trò thả diều, lắp ráp, rước đèn trung thu.

b)

- Những trò chơi có ích là: thả diều, rước đèn trung thu, nhảy dây, lắp ráp, kéo co, bịt mắt bắt dê, chơi trò búp bê và nấu ăn.

→ Giúp các bạn nhỏ chơi an toàn, rèn luyện sức khỏe, trí tuệ.

- Những trò có hại là chơi game điện tử và bắn ná.

→ Dễ gây hỏng mắt cho các bạn thường xuyên chơi game, trò bắn ná sẽ gây nguy hiểm cho người khác.

5 (Trang 162 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Viết vào vở các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khỉ tham gia các trò chơi.

Gợi ý trả lời:

Các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khỉ tham gia các trò chơi là: Hăng hái, say sưa, vui vẻ, hào hứng, đam mê, thích thú, say mê, hứng thú,...

6 (Trang 162 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Viết vào vở đoạn văn miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên.

a. Đó là đồ chơi, trò chơi gì?

b. Hình dáng, màu sắc đồ chơi như thế nào?

c. Em chơi đồ chơi đó ra sao?

d. Tình cảm của em với đồ chơi như thế nào?

Gợi ý trả lời:

   Trong những món đồ chơi mà em có, món đồ chơi em thích nhất chính là con lật đật. Con lật đật béo tròn, nhìn vào giống như một khối cầu tròn xoe. Cái bụng tròn, phệ ra nhìn như bụng ông địa múa lân. Cái đầu cũng nhỏ và tròn, gắn liền với phần thân mà chẳng có cổ. Chính vì thế mà trông con lật lại càng mũm mĩm, đáng yêu.

   Mỗi ngày sau khi đi học về, lúc thời gian rỗi em thường chơi với con lật đật. Con lật đật không phát ra tiếng kêu nhưng lại biết lắc lư mỗi khi được em chạm tay vào. Em rất yêu quý con lật đật vì đó chính là hình ảnh tuổi thơ vui vẻ của em.

Câu hỏi (Trang 162 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)

1. Cùng người thân chơi một trò chơi.

2. Nói với bố mẹ một đồ chơi mà em thích nhất và lí do vì sao em thích.

Gợi ý trả lời:

1. Em có thể cùng bố mẹ chơi trò thả diều, búp bê, xếp hình, bịt mắt bắt dê,...

2. Chọn ra một món đồ chơi mà em thích nhất và kể cho bố mẹ nghe về món đồ chơi đó.

- Đó là đồ chơi, trò chơi gì?

- Hình dáng, màu sắc đồ chơi như thế nào?

- Em chơi đồ chơi đó ra sao? (Em chơi rất cẩn thận, giữ gìn, lúc nào rảnh là em mang ra chơi,...)

- Tình cảm của em với đồ chơi như thế nào? (Em trân trọng, yêu quý, coi như người bạn tuổi thơ,...)

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học