Tiếng Việt 4 VNEN Bài 16A: Trò chơi

1 (Trang 170 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Quan sát những bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 16A: Trò chơi | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

a) Mọi người trong mỗi bức tranh ảnh chơi trò chơi gì?

b) Em thường thấy những trò chơi đó ở đâu?

Gợi ý trả lời:

Quan sát những bức tranh dưới đây em thấy:

a) Những trò chơi trong mỗi bức tranh ảnh là:

- Tranh 1: Trò đánh đu

- Tranh 2: Trò kéo co

- Tranh 3: Trò đá cầu

- Tranh 4: Trò banh đũa

b)

- Trò đánh đu thường diễn ra ở những dịp lễ hội ở làng quê.

- Trò kéo co, trò đá cầu, trò banh đũa thường diễn ra ở trường học hoặc ở nhà em ở.

2 (Trang 171 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài "Kéo co".

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 16A: Trò chơi | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

3 (Trang 172 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.

4 (Trang 172 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc.

5 (Trang 172 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Đoạn 1 cho em biết cách chơi kéo co như thế nào?

2) Dựa vào đoạn 2, hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.

3) Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?

4) Đoạn 3 cho em biết cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?

5) Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?

Gợi ý trả lời:

1) Cách chơi kéo co là: Kéo co là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên, bên nào kéo được đối phương ngã thì bên đó thắng. Mỗi lần đấu diễn ra 3 lượt kéo.

2) Giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp là:

- Kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ.

- Có năm nam thắng, có năm bên nữ thắng.

- Dù bên nào thắng cũng đều nhận được sự cổ vũ, reo hò từ phía khán giả.

3) Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì:

- Có sự ganh đua, thể hiện được tinh thần đồng đội mạnh mẽ.

- Vui ở những tiếng hò reo cổ cũ của người xem hội.

4) Kéo co ở làng Tích Sơn có điểm đặc biệt là:

- Kéo co diễn ra giữa trai tráng hai giáp trong làng, số người tham gia không bị hạn chế.

- Có khi sắp thua nhưng được bổ sung thêm người sẽ chuyển bại thành thắng.

- Kết thúc cuộc thi, dân làng nổi trống ăn mừng. Các cô gái sẽ khen ngợi những chàng trai thắng cuộc.

5) Ngoài kéo co còn có một số trò chơi dân gian khác như: Đua thuyền, đấu vật, đánh cờ người, chọi trâu,...

1 (Trang 172 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1).

a) Nghe thầy cô đọc, viết vào vở đoạn văn kéo co (từ hội làng Hữu Trấp đến chuyển bại thành thắng.).

b) Đổi vở cho bạn và soát lỗi.

2 (Trang 172 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi tìm nhanh và viết đúng các từ ngữ:

- Đến góc học tập lấy bảng nhóm (A hoặc B) theo hướng dẫn của thầy cô.

- Mỗi nhóm tìm và viết các từ ngữ vào chỗ trống trong cột theo yêu cầu của bảng nhóm.

Bảng A
Nghĩa của từ Từ ngữ chứa các tiếng có các âm đầu r, d, gi
Trò chơi quay dây qua đầu, mỗi lần dây chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân.
Môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển các hình mẫu giống như người, vật.
Phát bóng sang phía đối thủ để mở đầu hiệp đầu hoặc lượt đấu
Bảng A
Nghĩa của từ Từ ngữ chứa tiếng có vần ât, âc
Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã.
Nâng lên cao một chút.
Búp bê nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dậy

Gợi ý trả lời:

Bảng A

Bảng A
Nghĩa của từ Từ ngữ chứa các tiếng có các âm đầu r, d, gi
Trò chơi quay dây qua đầu, mỗi lần dây chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân. Nhảy dây
Môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển các hình mẫu giống như người, vật. Múa rối nước
Phát bóng sang phía đối thủ để mở đầu hiệp đầu hoặc lượt đấu Giao bóng

Bảng B

Bảng A
Nghĩa của từ Từ ngữ chứa tiếng có vần ât, âc
Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã. Đấu vật
Nâng lên cao một chút. Nhấc tạ
Búp bê nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dậy Lật đật

3 (Trang 173 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Xếp các trò chơi sau vào ô thích hợp trong phiếu học tập: nhảy dảy, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.

Trò chơi rèn luyện sức khỏe ........
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo ........
Trò chơi rèn luyện trí tuệ ........

Gợi ý trả lời:

Xếp các trò chơi sau vào ô thích hợp:

Trò chơi rèn luyện sức khỏe kéo co, vật
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo lò cò, đá cầu, nhảy dây
Trò chơi rèn luyện trí tuệ ô ăn quan, cờ tướng

4 (Trang 173 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đổi vở cho bạn để soát lỗi.

5 (Trang 173 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chọn thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nghĩa đã cho.

Thảo luận, làm bài tập trên bảng nhóm.

Nghĩa/ thành ngữ tục ngữ Chơi với lửa Ở chọn nơi, chơi chọn bạn Chơi diều đứt dây Chơi dao có ngày đứt tay
Làm một việc nguy hiểm X
Mất trắng tay
Liều lĩnh ắt gặp phải tai họa
Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống

Gợi ý trả lời:

Nghĩa/ thành ngữ tục ngữ Chơi với lửa Ở chọn nơi, chơi chọn bạn Chơi diều đứt dây Chơi dao có ngày đứt tay
Làm một việc nguy hiểm X
Mất trắng tay X
Liều lĩnh ắt gặp phải tai họa X
Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống X

6 (Trang 174 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thay nhau nêu tình huống và chọn thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn cho thích hợp:

(Chọn thành ngữ, tục ngữ ở hoạt động 5.)

a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư và học kém hẳn đi.

b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.

Gợi ý trả lời:

a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư và học kém hẳn đi.

Thành ngữ em chọn: Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.

Thành ngữ em chọn: Chơi dao có ngày đứt tay.

Câu hỏi (Trang 174 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1).

Hỏi người thân để biết thêm những trò chơi dân gian thường có ở địa phương em.

Gợi ý:

Những trò chơi dân gian thường có ở địa phương em: Chọi gà, bịt mắt đập niêu, chọi trâu...

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học