Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14C: Đồ vật quanh em

1 (Trang 155 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Trò chơi: Hỏi nhanh.

Quan sát các bức tranh sau và đặt câu hỏi cho mỗi bức tranh với các từ: ai, làm gì, thế nào, ở đâu.

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14C: Đồ vật quanh em | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

Tranh 1

- Ai đang chơi đá bóng?

- Các bạn nhỏ đá bóng ở đâu?

Tranh 2

- Ai đang bế em bé?

- Người mẹ đang làm gì?

Tranh 3

- Ngày hội thanh niên 2012 được tổ chức ở đâu?

- Để chào mừng ngày hội thanh niên, các bạn đã chuẩn bị như thế nào?

Tranh 4

- Ai đang chơi diều?

- Các bạn nhỏ chơi diều ở đâu?

- Các bạn nhỏ đang làm gì?

2 (Trang 155 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm hiểu cách dùng câu hỏi vào mục đích khác.

a) Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung:

Ông Hòn Rấm cười bảo:

- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà!

Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

- Nung ấy ạ?

- Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

b) Nhận xét:

- Mỗi câu hỏi của ông Hòn Rấm có thể thay bằng một câu kể hoặc một câu cảm mà nghĩa của câu không bị thay đổi không?

- Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Chúng được dùng làm gì?

c) Trong nhà văn hóa, em và bạn đang say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bổng có người bên cạnh bảo: “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?”.

Em hiểu câu hỏi ấy có mục đích gì?

Gợi ý trả lời:

a) Đọc lại đoạn hội thoại.

b) Nhận xét:

- Mỗi câu hỏi của ông Hòn Rấm có thể thay bằng một câu kế hoặc một câu cảm mà nghĩa của câu không thay đổi.

Câu hỏi của ông Hòn Rấm Câu cảm thán Câu kể
Sao chú mày nhát thế? Chú mày nhát quá đấy! Chú mày không phải nhát như thế đâu.
Chứ sao? Tất nhiên rồi! Đó là sự thật mà.

- Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi về điều chưa biết. Mà chúng được dùng với mục đích là:

   + “Sao chú mày nhát thế?”: Dùng để chê trách Đất Nung.

   + “Chứ sao?”: Dùng để khẳng định sức mạnh của Đất Nung.

c. Trong nhà văn hóa, em và bạn đang say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bổng có người bên cạnh bảo: “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?”.

Em hiểu câu nói ấy có mục đích là yêu cầu. Người nói đang mong muốn em và bạn nói chuyện với nhau nhỏ hơn để không làm ảnh hưởng đến người bên cạnh.

3 (Trang 156 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm hiểu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật.

a) Em đọc bài văn “Con lật đật”.

b) Nhận xét:

Bài văn trên tả cái gì? Viết tên sự vật được miêu tả trong đoạn văn vào bảng nhóm.

c) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

Mỗi phần ấy nói lên điều gì? Viết vào vở hoặc phiếu học tập để trả lời.

Các phần Các đoạn văn Nội dung
Mở bài Đoạn ...
Thân bài Đoạn ... và
Kết bài Đoạn ...

Gợi ý trả lời:

b. Trả lời câu hỏi:

- Đoạn văn trên tả về con lật đật.

- Sự vật được miêu tả qua: Hình thù, cái bụng, cái đầu, đôi má,....

Con lật đật Miêu tả

Hình thù

- Ngộ nghĩnh, béo tròn béo trục, giống như một khối cầu tròn xoe.

- Không có cổ, không có tay chân.

Cái bụng

Bụng phệ như bụng ông địa múa lân.

Cái đầu

Nhỏ và tròn, gắn liền với thân.

Đôi má

Múp míp, có lúm đồng tiền xinh xinh.

c. Các phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn là:

Các phần Các đoạn văn Nội dung
Mở bài Đoạn 1 (từ đầu đến con lật đật). Giới thiệu món đồ chơi con lật đật.
Thân bài Đoạn 2 và 3 (tiếp đó đến thế là tôi nín khóc). Tả hình dáng, màu sắc và hoạt động của con lật đật.
Kết bài Đoạn 4 (tiếp đó đến không bao giờ muốn xa nó). Tình cảm của người viết đối với con lật đật.

4 (Trang 157 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Mỗi đoạn thân bài tả gì? Khi tả một đồ vật ta cần tả những gì?

Gợi ý trả lời:

- Phần thân bài thường tả hình dáng, màu sắc, hoạt động, công dụng,... của đồ vật.

- Khi tả một đồ vật ta cần tả: hình dáng, màu sắc, công dụng,... của đồ vật đó.

5 (Trang 157 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nhận xét về phần thân bài miêu tả cái trống trường.

a) Em đọc thầm bài văn miêu tả cái trống trường và nhận xét.

b) Trả lời câu hỏi:

- Câu văn nào tả bao quát cái trống?

- Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?

- Những từ ngữ nào tả hình dáng, âm thanh cái trống?

Gợi ý trả lời:

a) Đọc.

b) Trả lời câu hỏi:

- Câu văn tả bao quát cái trống là: Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ”.

- Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả:

   + Mình trống: Tròn như cái chum, được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại hai đầu.

   + Lưng trống: Quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng

   + Hai mặt trống: Bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

- Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống là:

   + Tả hình dáng: như ở bảng trên

   + Tả âm thanh: “Tùng! Tùng! Tùng”, “cầm càng”, “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” “xả hơi”.

1 (Trang 157 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Viết thêm phần mở bài và kết bài để có bài văn hoàn chỉnh tả cái trống.

Gợi ý trả lời:

- Phần mở bài:

Trong những kỷ vật gắn liền với mái trường, với tuổi học trò thì kỉ vật khiến em nhớ và có ấn tượng sâu đậm nhất chính là chiếc trống trường.

- Phần kết bài:

Chiếc trống trường là kỉ vật gắn liền với mái trường thân thương của mỗi người học trò. Dù trải qua bao nhiêu năm thắng, bao nhiêu lứa học trò thì chiếc trống trường sẽ vẫn luôn ở đó, vang tiếng giục giã, rộn ràng, khiến chúng em có rời xa mái trường cũng không thể nào quên được.

2 (Trang 158 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Các câu hỏi sau được dùng làm gì?

a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này”.

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?”

c) Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?”

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?”

Gợi ý trả lời:

a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này”.

→ Dùng để yêu cầu.

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?”

→ Dùng để chê trách.

c) Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?”

→ Dùng để chê (vẽ không giống).

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?”

→ Dùng để nhờ cậy.

3 (Trang 158 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi đặt câu hỏi phù hợp tình huống:

(Chọn A hoặc B theo hướng dẫn)

- Mỗi em đặt một câu vào vở bài tập hoặc phiếu học tập.

- Mỗi nhóm viết nhanh các câu đặt được vào bảng nhóm.

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14C: Đồ vật quanh em | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14C: Đồ vật quanh em | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

A

- Tình huống a

Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

Đặt câu: Bạn có thể chờ xong giờ sinh hoạt hãy nói chuyện không?

- Tình huống b

Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.

Đặt câu: Nhà bạn sao gọn gàng, ngăn nắp thế?

B

- Tình huống a

Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào?

Đặt câu: Sao bài đó cô chữa rồi mà mình vẫn có thể làm sai như thế?

- Tình huống b.

Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo: “Đá cầu là thích nhất.” Bạn Nam lại nói: “Chơi bi thích hơn.” Em hãy dùng hình thức câu hỏi nêu ý kiến của mình: chơi diều cũng thú vị.

Đặt câu:: Mình thấy chơi diều cũng thú vị đấy chứ?

4 (Trang 158 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nêu tình huống dùng câu hỏi:

Mỗi bạn đưa ra một tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a. Tỏ thái độ khen, chê

b. Khẳng định, phủ định

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn

Gợi ý trả lời:

Tình huống có thể dùng câu hỏi:

a. Tỏ thái độ khen, chê

- Khen: Sao bạn ấy có thể tốt bụng đến vậy?

- Chê: Sao em quét nhà rồi mà vẫn bẩn thế?

b. Khẳng định, phủ định

- Trời hôm nay mưa to quá nhỉ?

- Mặc ít áo thế này để cho cảm lạnh à?

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn

- Cậu có thể không cười nữa để mình tập trung nghe giảng không?

- Các em có hứa với cô sẽ học tập chăm chỉ hơn không?

Câu hỏi (Trang 159 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1).

Dùng câu hỏi nhờ người thân làm một việc gì đó?

Gợi ý trả lời:

- Mẹ có thể giặt giúp con chiếc áo này không ạ?

- Chị ơi lấy giúp em chiếc mũ trên nóc tủ được không ạ?

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học