Tiếng Việt 4 VNEN Bài 13C: Mỗi câu chuyện nói với chúng ta điều gì

1 (Trang 142 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đặt câu hỏi để hỏi về nội dung bức ảnh sau:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 13C: Mỗi câu chuyện nói với chúng ta điều gì | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

M: Bác Hồ đang làm gì?

Gợi ý trả lời:

- Bác Hồ đang làm gì?

- Bác đang ngồi ở đâu để làm việc?

- Trên bàn làm việc của Bác có những gì ?

- Dáng vẻ của Bác khi làm việc trông thế nào?

- Khung cảnh nơi Bác Hồ làm việc trông như thế nào?

2 (Trang 143 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đọc câu chuyện “Hai bàn tay”. Đặt 3 câu hỏi và trả lời về nội dung câu chuyện.

Gợi ý trả lời:

1) Câu hỏi: Bác Hồ rủ ai đi cùng đến nước Pháp?

Trả lời: Bác Hồ rủ một người bạn tên là Lê đi cùng đến nước Pháp.

2) Câu hỏi: Bác Hồ rủ bác Lê sang nước Pháp để làm gì?

Trả lời: Bác Hồ rủ bác Lê sang nước Pháp để xem họ làm như thế nào để giàu mạnh sau đó trở về giúp đồng bào ta.

3) Câu hỏi: Bác Hồ lấy lộ phí đi đường từ đâu?

Trả lời: Bác Hồ ra đi cùng lộ phí duy nhất là đôi bàn tay của mình. Bác sẽ làm tất cả mọi công việc để được đi và được sống.

3 (Trang 143 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1).

a) Các tranh sau đây vẽ gì?

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 13C: Mỗi câu chuyện nói với chúng ta điều gì | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

b) Đóng vai nhân vật trong mỗi tranh để nêu câu hỏi tự hỏi mình cho phù hợp?

M: Tranh 1: Sao mắt mình dạo này kém thế nhỉ?

Gợi ý trả lời:

a) Các tranh trên vẽ:

- Tranh 1: Một chú kiến đang dùng kính lúp để nhìn chú bướm nhỏ.

- Tranh 2: Một chú dế đang chơi đàn.

- Tranh 3: Chú thỏ và chú rùa đang vui chơi trong rừng.

- Tranh 4: Cậu bé đang ngồi ngủ dưới gốc cây.

b) Đóng vai nhân vật trong mỗi tranh:

- Tranh 1: Sao nhìn qua kính lúp trông chú bướm lại to hơn thế nhỉ?

- Tranh 2: Tại sao mình đã cố gắng luyện tập mà tiếng đàn của mình vẫn chưa hay nhỉ?

- Tranh 3: Nếu chạy đua với rùa liệu mình có thắng được không?

- Tranh 4: Mình ngủ ở gốc cây không biết có bị táo rụng vào đầu không nhỉ?

1 (Trang 144 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng đọc 3 đề bài sau và cho biết đề bài nào thuộc kiểu bài kể chuyện.

Đề 1: Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho bạn em biết.

Đề 2: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

Đề 3: Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay.

Gợi ý trả lời:

Đề bài thuộc kiểu bài kể chuyện là: đề 2.

Vì khi làm đề em phải kể lại một chuỗi sự việc theo trình tự thời gian liên quan đến nhân vật là tấm gương rèn luyện thân thể.

2 (Trang 144 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể chuyện trong nhóm.

a) Mỗi em kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau:

- Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

- Giúp đỡ người tàn tật.

- Thật thà, trung thực trong đời sống.

- Chiến thắng bệnh tật.

b) Trao đổi về những câu chuyện đã kể:

- Câu chuyện có những nhân vật nào?

- Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những chi tiết nào?

- Câu chuyện mở đầu theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp?

- Câu chuyện được kết thúc theo kiểu mở rộng hay không mở rộng?

Gợi ý trả lời:

Đoàn kết, thương yêu bạn bè

   Bạn An học cùng lớp với em, sống ở gần nhà em. Gia đình bạn rất khó khăn, bố mẹ bạn phải đi làm cả ngày vô cùng vất vả. Bạn An bị liệt hai chân từ nhỏ, bạn luôn muốn được đến trường hàng ngày. Bạn An rất ngoan ngoãn, hiếu thảo nên mọi người ai cũng quý mến. Bố mẹ bạn An sống rất tình cảm với mọi người.

   Vì thế hàng ngày em thường qua nhà cõng bạn An đi học cùng. Buổi tối em sang nhà học nhóm cùng An. Có đồ ăn ngon, đồ chơi mới em cũng đều chia sẻ với An. Bố mẹ em cũng thường giúp đỡ bố mẹ An những công việc hàng ngày. Em cảm thấy rất vui khi giúp đỡ được An!

- Câu chuyện có những nhân vật: An, em (người kể chuyện), bố mẹ An, bố mẹ em.

- Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những chi tiết:

   + Bạn An: Ngoan ngoãn, hiếu thảo.

   + Em (người kể chuyện): Nhiệt tình giúp đỡ, yêu thương bạn.

- Câu chuyện mở đầu theo kiểu trực tiếp.

- Câu chuyện được kết thúc theo kiểu không mở rộng.

Thật thà, trung thực trong đời sống

   Em đã từng được đọc rất nhiều những câu chuyện về đức tính thật thà, trung thực. Tuy nhiên câu chuyện gần đây khiến em có ấn tượng sâu sắc nhất chính là câu chuyện “Ba lưỡi rìu”. Nhờ lòng trung thực của mình, anh chàng tiều phu nghèo khó đã nhận được sự giúp đỡ của ông tiên để cuộc sống của mình được tốt đẹp hơn. Câu chuyện như sau:

   Bên bờ sông, có một anh chàng tiều phu nghèo đang đốn củi. Anh đang hăng say làm việc thì bỗng lưỡi rìu bật ra khỏi cán, văng xuống nước, chìm nghỉm. Chàng buồn bã thất vọng vì đó là công cụ mưu sinh duy nhất của mình. Bỗng có một cụ già râu tóc bạc phơ, dáng vẻ hiền từ xuất hiện, hứa sẽ vớt lưỡi rìu lên cho chàng.

   Lần thứ nhất cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng vàng. Chàng trai lắc đầu nói đó không phải lưỡi rìu của mình. Lần thứ hai cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng bạc. Chàng trai vẫn xua tay từ chối vì lưỡi rìu của mình khác. Lần thứ ba cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng sắt. Chàng trai toan mừng rỡ vì nhận ra lưỡi rìu của mình. Cụ già thấy chàng tiều phu là một người trung thực rất đáng quý trọng nên cụ đã tặng chàng cả 3 lưỡi rìu. Chàng tiều phu cầm 3 lưỡi rìu vô cùng cảm động, hứa với cụ già rằng: “Cháu cảm ơn ông! Cháu sẽ dùng những lưỡi rìu này làm việc có ích cho đời”.

   Câu chuyện “Ba lưỡi rìu” chính là lời khuyên dạy con người chúng ta trong cuộc sống cần phải trung thực, thật thà, không nói dối chỉ vì lợi ích cá nhân của bản thân mình. Sống với lòng trung thực ắt sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc.

- Câu chuyện có những nhân vật: Chàng tiều phu, ông cụ.

- Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những chi tiết:

   + Chàng tiều phu: chăm chỉ, hiền lành, không nhận đồ không phải của mình.

   + Ông cụ: tốt bụng, hào hiệp.

- Câu chuyện mở đầu theo kiểu gián tiếp.

- Câu chuyện được kết thúc theo kiểu mở rộng.

Tìm đọc các câu chuyện về các đề tài đã học.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học