Tiếng Việt 4 VNEN Bài 12C: Những vẻ đẹp đi cùng năm tháng
1 (Trang 132 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Hãy sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả màu sắc hoặc hình dáng của các sự vật trong tranh dưới đây:
Gợi ý trả lời:
Sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả màu sắc hoặc hình dáng của các sự vật trong tranh:
- Hình 1:
+ Chú cò sải rộng cánh bay đẹp như vũ công trên bầu trời.
+ Con cò có bộ lông trắng như tuyết.
- Hình 2:
+ Mặt trời tròn như quả cầu lửa.
+ Mặt trời đỏ vàng rực rỡ như chiếc bóng đèn khổng lồ.
2 (Trang 132 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm hiểu cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất:
1) Thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập:
2) Từ các ví dụ trên, em hãy chỉ ra các cách để thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
Gợi ý trả lời:
1) Thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập:
a. Nối: a - 2, b - 1, c - 3
b. Từ ngữ thể hiện mức độ của đặc điểm sự vật trong các câu sau:
- Tờ giấy này rất trắng.
- Tờ giấy này trắng hơn.
- Tờ giấy này trắng nhất.
2) Các cách để thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất:
1. Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho
2. Thêm các từ rất, quá, lắm,… vào trước hoặc sau tính từ.
3. Tạo ra phép so sánh.
3 (Trang 133 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn sau và ghi vào vở theo mẫu:
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:
Hoa cà phê thơm lắm em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa nhài
Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng
Như miệng em cười đâu đây thôi.
Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và toả ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
(Theo Thu Hà)
Gợi ý trả lời:
Những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn trên là:
- Thơm đậm và ngọt
- Rất xa
- Thơm lắm
- Trong ngà, trắng ngọc
- Trắng ngà ngọc
- Đẹp hơn
- Lộng lẫy hơn
- Tinh khiết hơn
4 (Trang 134 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ, cao, vui.
Viết từ ngữ tìm được vào bảng nhóm.
Đỏ | Cao | Vui |
---|---|---|
M. - đỏ chót, đo đỏ - Rất đỏ, đỏ quá - đỏ như gấc |
... | ... |
Gợi ý trả lời:
Đỏ | Cao | Vui |
---|---|---|
M. - đỏ chót, đo đỏ - Rất đỏ, đỏ quá - đỏ như gấc |
... | ... |
- đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ sậm,… - đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, cực đỏ, đỏ vô cùng,… - đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son,... - cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vợi, cao vời vợi,… |
- rất cao, cao quá, cao lắm,... - cao như núi, cao hơn núi,... - vui vẻ, vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng... |
- rất vui, vui lắm, vui quá... - vui như Tết, vui hơn Tết,... |
5 (Trang 134 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đặt câu với từ ngữ tìm được ở hoạt động 4.
(Với mỗi đặc điểm, đặt một câu)
Gợi ý trả lời:
- Bông hoa mào gà nở đỏ chói rực rỡ cả một góc vườn.
- Bầu trời hôm nay trong xanh, cao vời vợi.
- Bố mẹ vui mừng khi em được điểm cao.
Câu hỏi (Trang 134 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Viết bài văn kể chuyện (kiểm tra viết)
Đề bài tham khảo:
1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu:
2. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An- đrây-ca.
3. Kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
Gợi ý:
- Đề 2 và đề 3 yêu cầu kể bằng lời của một nhân vật nên cần xưng là “tôi” (nhân vật trong truyện).
- Dàn ý của bài văn kể chuyện:
+ Mở bài: Nêu ý mở đầu câu chuyện (theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp).
+ Thân bài: Nêu diễn biến của câu chuyện (rõ trình tự, cốt truyện, sự việc, nhân vật – gắn với đề bài đã chọn).
+ Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện (theo cách không mở rộng hoặc mở rộng).
Gợi ý trả lời:
Đề 1:
Em đã từng được nghe rất nhiều câu chuyện kể về những tấm lòng nhân hậu. Nhưng trong số tất cả những câu chuyện đó, câu chuyện khiến cho em có ấn tượng sâu sắc nhất chính là câu chuyện "Lời ước dưới trăng". Câu chuyện kể về chị Ngàn, một cô gái bị mù nhưng lại rất giàu tấm lòng nhân hậu.
Ở làng Bồ Trang có phong tục vào đêm rằm tháng Giêng, các cô gái tròn 15 tuổi được đến bên hồ Hàm Nguyệt để nói lên điều nguyện ước của mình dưới ánh trăng. Nghe các cụ kể lại rằng, vào đêm trăng sáng vằng vặc này tất cả các điều nguyện ước được nói bên hồ sẽ đều trở thành hiện thực.
Đêm trăng năm nay, chị Ngàn cũng vừa tròn 15 tuổi. Chị cũng đi ra hồ Hàm Nguyệt để nói lên nguyện ước của mình. Chị bị mù từ nhỏ, nhưng đẹp người, đẹp nết nên mọi người ai cũng yêu quý.
Đến hồ Hàm Nguyệt, ai cũng tưởng chị Ngàn sẽ cầu nguyện cho đôi mắt mình được sáng lại. Nhưng không, chị Ngàn lại cầu nguyện cho mẹ của chị Yên hàng xóm sớm được khỏi bệnh. Chị muốn giúp chị Yên thực hiện nguyện ước của mình mà chị Yên đã bỏ lỡ vào đêm trăng năm ngoái.
Câu chuyện về chị Ngàn khiến em thực sự cảm động. Chị Ngàn mới chỉ 15 tuổi nhưng đã có một lòng nhân hậu, bao dung, yêu thương, giúp đỡ những người còn khó khăn hơn mình.
Đề 2:
Thời gian đã trôi qua lâu đến như vậy rồi mà cứ mỗi khi đến ngày giỗ của ông tôi vẫn tự thấy ân hận và dằn vặt bản thân mình. Nếu như năm đó không vì thất hứa với mẹ, không vì mải chơi thì chắc giờ tôi vẫn đang được sống trong vòng tay yêu thương của ông. Chuyện là thế này các bạn ạ:
Năm ấy, tôi vừa lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông nội ở một ngôi nhà nhỏ gần bờ sông Von-ga. Hàng xóm của chúng tôi rất thân thiện nên những căn nhà nhỏ cạnh nhau luôn vang lên tiếng cười giòn giã.
Một buổi chiều, tôi nghe ông nói với mẹ:
- Con ơi, bố khó thở lắm!
Mẹ vội vàng đỡ ông nằm xuống giường và bảo tôi đi mua thuốc cho ông. Vâng lời mẹ, tôi đi ngay. Thế nhưng trên đường đi tôi lại gặp mấy người bạn thân đang chơi bóng đá. Họ gọi tôi chơi cùng và tôi khi ấy đã quên mất nhiệm vụ mẹ giao mà nhập cuộc chơi.
Chơi một lúc lâu, tôi mới sực nhớ lời mẹ dặn. Tôi vội vã lao nhanh đến hiệu thuốc lấy thuốc cho ông rồi mang nhanh về nhà cho mẹ. Thế nhưng khi trở về nhà, tôi đã nghe tiếng mẹ khóc nấc lên từ ngoài cửa. Ôi, ông của tôi đã mất rồi!
Tôi lao đến ôm lấy ông gào khóc. Tất cả là do tôi đã mua thuốc về chậm chễ mới khiến ông không qua khỏi. Tôi thú nhận tất cả mọi chuyện với mẹ, về việc mải chơi, quên việc mẹ giao. Mẹ ôm lấy tôi an ủi rằng: "Con không có lỗi, chẳng có thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà rồi!".
Mặc dù mẹ nói như vậy nhưng tôi vẫn không ngừng dằn vặt bản thân mình. Tôi hối hận và đau khổ nhiều lắm! Mong rằng sau khi nghe xong câu chuyện của tôi, các bạn đừng để người nuôi dạy mình phải thất vọng vì mình như tôi nhé!
Đề 3:
Tôi là một chủ tàu người Pháp. Tôi từng rất tự hào về chiếc lược kinh doanh của bản thân mình và nghĩ rằng sẽ chẳng có ai vượt qua mình được. Cho đến khi anh Bạch Thái Bưởi xuất hiện.
Bạch Thái Bưởi là một người mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ đi quẩy bán hàng rong. Nhờ nhà họ Bạch thấy anh Bưởi khôi ngô, gương mặt thông minh nên nhận anh làm con nuôi và cho ăn học.
Năm 21 tuổi, anh làm thư ký cho một hãng buôn. Sau đó anh đã tự kinh doanh độc lập, làm đủ mọi nghề: buôn gỗ, khai thác mỏ,… Có lúc anh mất trắng tay, sản nghiệp không còn nhưng anh không nản chí. Anh tiếp tục làm lại. gây dựng lại cơ nghiệp của mình.
Nhiều năm sau đó, Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ. Nhưng đúng khi ấy thì những con tàu của người Hoa lại chiếm hết các đường sông miền Bắc. Đến bản thân tôi khi ấy cũng còn bó tay nên rơi vào hoàn cảnh của anh Bưởi. Nhưng anh Bưởi lại không nản chí, vốn là người thông minh nên anh Bưởi cho người dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” lên mỗi chiếc thuyền. Anh còn tới tận các bến tàu để diễn thuyết, kêu gọi người Việt ủng hộ tàu Việt. Khách đi tàu của anh ngày càng đông.
Trước tình thế đó, nhiều chủ tàu đành phải bán lại tàu cho anh, trong đó có tôi. Lúc thịnh vượng nhất, công ty của anh Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu đủ mọi kích cỡ mang những cái tên lịch sử Việt Nam: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lạc Long,... Từ đó chúng tôi đã đặt cho anh mệnh danh “Vua tàu thủy" hay bậc “anh hùng kinh tế”.
Câu chuyện về tài lược kinh doanh của anh Bưởi chắc chắn sẽ là tấm gương sáng cho những người sau noi theo. Và ai cũng sẽ đều hiểu rằng gặp khó khăn thì không được nản chí, chỉ cần cố gắng nỗ lực, thành công sẽ đến với mình.
Câu hỏi (Trang 134 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):
Kể cho người thân nghe câu chuyện em đã kể trong bài tập làm văn.
Gợi ý trả lời:
Em có thể chọn một trong 3 câu chuyện trong bài viết văn để kể cho người thân nghe. Sau đó cùng người thân rút ra những bài học cuộc sống.
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 13A: Vượt lên thử thách
- Bài 13B: Kiên trì và nhẫn nại
- Bài 13C: Mỗi câu chuyện nói với chúng ta điều gì
- Bài 14A: Món quà tuổi thơ
- Bài 14B: Búp bê của ai
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)