Tiếng Việt 4 VNEN Bài 12B: Khổ luyện thành tài

1 (Trang 128 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể về một bức tranh mà em đã vẽ:

a. Bức tranh đó được vẽ khi em mấy tuổi?

b. Bức tranh đó em vẽ gì? Vẽ tặng ai?

c. Em có thích bức tranh đó không? Vì sao?

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 12B: Khổ luyện thành tài | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

a) Bức tranh vẽ khi em được 8 tuổi.

b) Bức tranh em vẽ về ước mơ của em. Em mong muốn sau này được trở thành bác sĩ chữa bệnh cho mọi người.

Em vẽ tranh tặng bà của em đang bị ốm.

c) Em rất thích bức tranh. Vì:

- Bức tranh không chỉ là ước mơ của em mà còn là món quà em tặng bà của mình. Đó sẽ không chỉ là động lực thúc đẩy em cố gắng học tập mà còn là kỉ niệm đẹp giữa em và bà.

2 (Trang 128 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: “Vẽ trứng”

3 (Trang 129 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.

4 (Trang 129 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc.

5 (Trang 129 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?

2) Thầy Vê-rô-ki-ô nói gì khi thấy Lê-ô-nác-đô tỏ vẻ chán ngán?

3) Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì?

Gợi ý trả lời:

1) Trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán vì:

- Suốt mười mấy ngày đầu, cậu chỉ được thầy cho vẽ trứng.

- Cậu vẽ hết quả này sang đến quả khác.

2) Khi thấy Lê-ô-nác-đô tỏ vẻ chán ngán, thầy Vê-rô-ki-ô đã nói với cậu bé rằng:

“Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ. Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được”.

→ Thầy Vê-rô-ki-ô khuyên Lê-ô-nác-đô rằng muốn trở thành người họa sĩ tài ba phải rất khổ công luyện tập.

3) Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để:

- Học trò biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả trên giấy vẽ chính xác.

- Rèn luyện cho học trò sự kiên nhẫn, cẩn thận với nghề nghiệp của mình.

6 (Trang 129 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Hỏi - đáp:

Hỏi: - Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào?

Đáp: - ...

Hỏi: - Theo bạn, nguyên nhân nào khiến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?

Đáp: - ...

Hỏi: - Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?

Đáp: - ...

Gợi ý trả lời:

Hỏi: - Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào?

Đáp: - Lê-ô-nác-đô đa.Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Đồng thời, ông còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.

Hỏi: - Theo bạn, nguyên nhân nào khiến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?

Đáp: - Nguyên nhân khiến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng chính vừa do ông có tài năng bẩm sinh, tích cực khổ luyện, lại vừa được đào tạo bởi một danh họa có tài và có tâm với nghề.

Hỏi: - Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?

Đáp: - Trong các nguyên nhân đó, sự khổ công luyện tập của ông là quan trọng nhất.

7 (Trang 130 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm hiểu kết bài trong bài văn kể chuyện:

a) Đọc lại truyện “Ông Trạng thả diều” và tìm đoạn kết bài của truyện?

b) Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài?

M: Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời khuyên của người xưa: “Có chí thì nên”. Ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước.

c) So sánh cách kết bài của truyện Ông Trạng thả diều và cách kết bài em viết.

Gợi ý trả lời:

a. Đoạn kết của truyện ông trạng thả diều là:

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

b. Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài:

Câu chuyện ông trạng thả diều đã giúp chúng em biết thêm được một tấm gương sáng về ý chí vượt khó vươn lên, sự nhẫn nại và giàu nghị lực trong việc thực hiện mơ ước của mình. Em cũng rút ra được bài học sâu sắc cho mình rằng ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước.

c. Cách kết bài của truyện Ông Trạng thả diều và cách kết bài em viết là hai cách hoàn toàn khác nhau.

- Cách kết bài của truyện chỉ dừng lại ở kết quả cuối cùng của câu chuyện. Không có thêm bài học nhận thức.

- Cách kết bài của em thêm vào cuối truyện là những suy nghĩ, những ấn tượng, sự rút kinh nghiệm của bản thân em sau khi học bài đọc.

1 (Trang 130 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đọc các kết bài của truyện Rùa và thỏ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Mỗi đoạn kết bài dưới đây được viết theo cách nào?

a. Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cố mà chạy. Nhưng muộn mất rồi, rùa đã tới đích trước nó.

b. Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mình mà chủ quan, biêng nhác.

c. Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước chú rùa có quyết tâm cao.

d. Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ: không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.

e. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy thi với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.

Gợi ý trả lời:

a. Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi, rùa đã tới đích trước nó.

→ Kết bài không mở rộng.

b. Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mình mà chủ quan, biêng nhác.

→ Kết bài mở rộng

c. Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước chú rùa có quyết tâm cao.

→ Kết bài mở rộng

d. Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ: không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.

→ Kết bài mở rộng

e. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy thi với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.

→ Kết bài mở rộng

2 (Trang 130 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Viết đoạn kết bài của truyện Một người chính trực hoặc truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo cách kết bài mở rộng.

Gợi ý trả lời:

- Kết bài truyện Một người chính trực:

Tô Hiến Thành tâu: " Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá." Câu chuyện mang đến một thông điệp ý nghĩa rằng: Những người chính trực khi làm bất cứ việc gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt công việc chung, đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của cá nhân mình.

- Kết bài truyện Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca :

Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!”. Sự dằn vặt của An-đrây-ca đã khuyên dạy chúng ta một bài học sâu sắc về tình yêu thương, ý thức trách nhiệm của chúng ta với gia đình và sự nghiêm khắc với bản thân khi mắc lỗi.

3 (Trang 130 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chuẩn bị kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống:

Gợi ý:

a) Nhớ lại những câu chuyện em đã học về những người có nghị lực.

b) Tìm trong sách báo những câu chuyện tương tự các câu chuyện em đã học.

Gợi ý trả lời:

   Anh Nguyễn Ngọc Ký là người bị liệt cả hai cánh tay từ khi còn nhỏ. Tuy vậy anh vẫn rất ham học. Anh mong muốn được đến trường như các bạn. Anh xin cô giáo được vào lớp. Nhưng nhìn đôi tay của anh Ký, cô giáo không dám nhận anh vào học. Mấy hôm sau cô giáo tới thăm Ký, nhìn thấy em đang ngồi trong sân dùng chân hí hoáy tập viết thì cô quyết định nhận Ký vào lớp.

   Tới lớp, anh được cô giáo và các bạn giúp đỡ rất nhiều. Vì bị liệt tay nên anh đã cặp cây bút vào ngón chân để tập viết. Cây bút không theo được sự điều khiển của anh Ký nên giấy nhàu nát, mực dây bê bết. Cô giáo thay bút chì cho anh Ký và anh Ký tiếp tục kiên nhẫn viết. Có lúc anh Ký bật ngửa ra, chân giơ cao, mặt nhăn nhó đau đớn vì bị chuột rút. Các bạn chạy đến xoa bóp cho anh Ký. Có lần đau quá, anh Ký định thôi học. Nhưng nhờ cô giáo và các bạn động viên, anh Ký lại tiếp tục. Với nghị lực và kiên trì tập luyện, ngày nắng cũng như ngày mưa, anh Ký đã học kịp các bạn. Sau bao năm khổ công, anh cũng thi đỗ được đại học. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.

   Anh Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng về ý chí vượt khó trong học tập. Em tự nhủ phải noi gương anh, học tập thật tốt để sau này trở thành một người có ích cho xã hội.

4 (Trang 130 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể chuyện trong nhóm.

a) Mỗi em kể lại câu chuyện mình đã chuẩn bị. Nêu điều mình học được ở nhân vật.

b) Nhận xét bạn kể.

5 (Trang 130 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể chuyện trước lớp

Đại diện một, hai nhóm kể chuyện trước lớp.

Câu hỏi (Trang 130 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)

Cùng người thân trao đổi về sự khổ luyện của mỗi người trong gia đình hoặc của những người quen biết.

Gợi ý trả lời:

- Người thân hoặc người quen đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống?

- Bản thân họ đã làm những gì để vượt qua khó khăn đó, vươn tới thành công?

Ví dụ:

Bác Ngọc hàng xóm nhà em mặc dù bị liệt một chân sau tai nạn nhưng bác không vẫn không từ bỏ cuộc sống của mình. Hàng ngày bác vẫn cố gắng dậy sớm tập đi lại. Sau đó bác bắt đầu công việc đi giao báo trên chiếc xe lăn của mình. Nhờ chăm chỉ, không ngại khó khăn để hoàn thành công việc nên bác Ngọc đã được tòa báo cấp giấy khen chứng nhận “Tấm gương vượt khó”. Bác rất thân thiện với mọi người, vui vẻ, hay cười nên ai cũng vô cùng yêu quý bác.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học