Tiếng Việt 3 VNEN Bài 5C: Cuộc họp của chữ số

(Trang 39 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 1. Cùng thảo luận

+ Lớp thường tổ chức họp vào thời gian nào?

+ Cuộc họp bàn về việc gì?

+ Ai điều khiển cuộc họp?

Trả lời:

- Lớp thường tổ chức họp vào chiều thứ sáu hàng tuần ở tiết Sinh hoạt lớp.

- Cuộc họp có nội dung nhận xét, đánh giá quá trình học tập, rèn luyện, tham gia phong trào của các bạn trong tuần qua. Khen thưởng, tuyên dương những cá nhân nổi trội và đề ra hướng rèn luyện cho tuần tới.

- Các thành viên trong Ban Hội đồng tự quản.

(Trang 39 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 4. Thay nhau hỏi - đáp:

Hỏi: - Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?

Đáp: ..........

Hỏi: - Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?

Đáp: ..........

(Chú ý: đọc lại lời của bác chữ A ở đoạn đầu và đoạn cuối truyện để trả lời câu hỏi)

Trả lời:

Hỏi: - Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?

Đáp: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc giúp bạn Hoàng biết đặt dấu chấm câu đúng chỗ.

Hỏi: - Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?

Đáp: Cuộc họp giao nhiệm vụ cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn trước khi đặt dấu chấm.

(Trang 39, 40 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 2-3-4-5. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

Cuộc họp của chữ viết

Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu.

Thưa các bạn ! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.

Có tiếng xì xào :

- Thế nghĩa là gì nhỉ ?

- Nghĩa là thế này : "Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi."

Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói :

- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu :

- Ẩu thế nhỉ !

Bác chữ A đề nghị :

- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào ?

Phỏng theo TRẦN NINH HỒ

(Trang 40 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 6. Thảo luận để trả lời câu hỏi: Đặt dấu câu sai sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Trả lời:

Đặt dấu câu sai sẽ dần đến việc người đọc sẽ hiểu sai nội dung câu văn.

(Trang 40 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 1. Tìm tiếng có vần oam thích hợp với mỗi chỗ trống. Viết các câu đã điền đúng vào vở.

a. Sóng vỗ ....... oạp.

b. Mèo ....... miếng thịt.

c. Đừng nhai nhồm ........

Trả lời:

Điền vào chỗ trống như sau:

a. Sóng vỗ oàm oạp.

b. Mèo ngoạm miếng thịt.

c. Đừng nhai nhồm nhoàm.

(Trang 41 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 2. Trò chơi Thi tìm từ nhanh.

(Các nhóm chọn yêu cầu a hoặc b theo hướng dẫn của thầy cô)

a. Tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

+ Giữ chặt trong lòng bàn tay

+ Cùng nghĩa với hiền

+ Chỉ loại gạo thường dùng để thổi xôi, làm bánh.

b. Tìm những từ chứa tiếng có vần en hoặc eng, có nghĩa như sau:

+ Chỉ loại nhạc cụ phát ra âm thanh nhờ thổi hơi vào

+ Chỉ vật đựng cơm cho mỗi người trong bữa ăn

+ Chỉ vật bằng sắt, gõ vào thì phát ra tiếng kêu để báo hiệu.

Trả lời:

a. Tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

Giữ chặt trong lòng bàn tay ⇒ nắm

Cùng nghĩa với hiền ⇒ lành

Chỉ loại gạo thường dùng để thổi xôi, làm bánh ⇒ nếp

b. Tìm những từ chứa tiếng có vần en hoặc eng, có nghĩa như sau:

Chỉ loại nhạc cụ phát ra âm thanh nhờ thổi hơi vào ⇒ kèn

Chỉ vật đựng cơm cho mỗi người trong bữa ăn ⇒ chén

Chỉ vật bằng sắt, gõ vào thì phát ra tiếng kêu để báo hiệu ⇒ kẻng

(Trang 41 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 4. Cùng thực hiện nhiệm vụ

a. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây.

b. Tìm những từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập a.

M: Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh.

Trả lời:

a. Quả dừa - đàn lợn con

Tàu dừa - chiếc lược

b. Quả dừa hệt như đàn lợn con

Tàu dừa như thể chiếc lược.

(Trang 41 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) Kể những việc em có thể làm để giúp đỡ ông bà, cha mẹ?

Trả lời:

Hằng ngày, em đều dậy sớm giúp đỡ mẹ nấu bữa sáng cho gia đình. Khi bố mẹ đi làm cả ngày, em ở nhà tự nấu cơm và dọp dẹp nhà cửa giúp bố mẹ. Đôi khi, có những lúc mẹ em ốm, em lấy nước và thuốc cho mẹ uống. Có những lúc trời mưa bất chợt, em ra rút quần áo mẹ phơi ngoài sân rồi gấp lại cho vào tủ. Em rất muốn giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn nữa.

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 3 chương trình VNEN hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Giải bài tập lớp 3 các môn học