Tiếng Việt 3 VNEN Bài 10B: Thương nhớ quê hương

(Trang 79 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 2. Chọn câu phù hợp với mỗi tranh trong câu chuyện Giọng quê hương

a. Một anh thanh niên đến xin trả tiền ăn giúp Thuyên và Đồng.

b. Thuyên và Đồng vào quán để ăn trưa và hỏi đường về.

c. Anh thanh niên nhắc tới quê hương; cả ba người đều bùi ngùi nhớ quê.

Tiếng Việt 3 VNEN Bài 10B: Thương nhớ quê hương | Soạn Tiếng Việt lớp 3 VNEN hay nhất

Trả lời:

1 - b. Thuyên và Đồng vào quán để ăn trưa và hỏi đường về.

2 - a. Một anh thanh niên đến xin trả tiền ăn giúp Thuyên và Đồng.

3 - c. Anh thanh niên nhắc tới quê hương; cả ba người đều bùi ngùi nhớ quê.

(Trang 79 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 3. Dựa vào tranh, tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện Giọng quê hương?

Trả lời:

Đoạn 1: Thuyên và Đồng rời quê đi làm đã mấy năm. Một hôm, hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào cái quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên. Họ chuyện trò luôn miệng. Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường.

Đoạn 2: Lúc đứng lên trả tiền, Thuyên mới biết mình quên chiếc ví ở nhà. Hỏi Đồng, Đồng cũng không mang tiền theo. Hai người đang lúng túng, chợt một trong ba thanh niên bước lại gần, nói:

- Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền.

Thuyên ngạc nhiên nhìn anh thanh niên. Trên gương mặt đôn hậu, cặp mắt anh ánh lên vẻ thành thực, dễ mến. Thuyên bối rối:

- Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là ...... Người thanh niên không để Thuyên kịp dứt lời:

- Dạ, không. Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen.......

Đoạn 3: Ngừng một lát như để nén nỗi xúc động, anh thanh niên nói tiếp:

- Hai anh đã cho tôi nghe lại giọng nói của mẹ tôi xưa ...........

Bất ngờ trước tình cảm của người bạn mới, Thuyên chỉ biết nói:

- Cảm ơn anh .......

Anh thanh niên xua tay:

- Tôi cảm ơn hai anh mới phải. Rồi người ấy nghẹn ngào:

- Mẹ tôi là người miền Trung... Bà qua đời đã hơn tám năm rồi.

Nói đến đây, người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.

(Trang 80 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 4. Trả lời câu hỏi:

Trong đoạn thơ dưới dây, tiếng mưa rơi trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ

Như tiếng thác dội về

Như ào ào trận gió.

          (Nguyễn Viết Bình)

Trả lời:

Tiếng mưa rơi trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh:

- như tiếng thác dội về

- như ào ào trận gió

(Trang 80 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 5. Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:

a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

          (Hồ Chí Minh)

b. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng.

          (Đoàn Giỏi)

Trả lời:

Tiếng mưa rơi trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh:

- như tiếng thác dội về

- như ào ào trận gió

(Trang 81 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 4. Chọn vần oai hoặc vần oay phù hợp với mỗi chỗ trống:

a. trồng kh....

b. hí h...

c. nước x..

d. quả x...’

Trả lời:

Điền vào chỗ chấm như sau:

a. trồng khoai

b. hí hoáy

c. nước xoáy

d. quả xoài

(Trang 81 Ngữ Văn 3 VNEN tập 1) 6. Giải câu đố, sau đó viết lời giải vào vở:

a. Tên nghe không thiếu, chẳng thừa

Chín vàng, ngon ngọt rất vừa lòng anh.

       (Là quả gì?)

b. Muốn tìm nam, bắc, đông, tây

Nhìn mặt tôi sẽ biết ngay hướng nào.

       (Là cái gì?)

Trả lời:

a. Tên nghe không thiếu, chẳng thừa

Chín vàng, ngon ngọt rất vừa lòng anh.

       (Là quả gì?)

⇒ Qủa đu đủ

b. Muốn tìm nam, bắc, đông, tây

Nhìn mặt tôi sẽ biết ngay hướng nào.

       (Là cái gì?)

⇒ Cái la bàn

1.Kể cho người thân nghe câu chuyện Giọng quê hương

Trả lời:

Đoạn 1: Thuyên và Đồng rời quê đi làm đã mấy năm. Một hôm, hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào cái quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên. Họ chuyện trò luôn miệng. Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường.

Đoạn 2: Lúc đứng lên trả tiền, Thuyên mới biết mình quên chiếc ví ở nhà. Hỏi Đồng, Đồng cũng không mang tiền theo. Hai người đang lúng túng, chợt một trong ba thanh niên bước lại gần, nói:

- Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền.

Thuyên ngạc nhiên nhìn anh thanh niên. Trên gương mặt đôn hậu, cặp mắt anh ánh lên vẻ thành thực, dễ mến. Thuyên bối rối:

- Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là ...... Người thanh niên không để Thuyên kịp dứt lời:

- Dạ, không. Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen.......

Đoạn 3: Ngừng một lát như để nén nỗi xúc động, anh thanh niên nói tiếp:

- Hai anh đã cho tôi nghe lại giọng nói của mẹ tôi xưa ...........

Bất ngờ trước tình cảm của người bạn mới, Thuyên chỉ biết nói:

- Cảm ơn anh .......

Anh thanh niên xua tay:

- Tôi cảm ơn hai anh mới phải. Rồi người ấy nghẹn ngào:

- Mẹ tôi là người miền Trung... Bà qua đời đã hơn tám năm rồi.

Nói đến đây, người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.

2.Hỏi người thân về một trò chơi của trẻ em ở quê em

Trả lời:

Ví dụ mẫu

Ở quê em, các bạn nhỏ rất hay chơi trò chơi chọi gà. Đối với các bạn ấy, những con gà tre của các bạn chỉ to bằng nắm tay nhưng mỗi ngày các bạn đều âu yếm và chăm sóc chúng. Chọi gà là một trò chơi dân gian thu hút rất nhiều tụi trẻ con đến xem. Trận đấu gà diễn ra rất gay cấn. Hai chú gà chọi ra sức mổ nhau. Cái đầu dựng cao, đôi mắt sáng rực, cổ phát ra những âm thanh chói tai. Cuối cùng một chú thua cuộc, bỏ chạy. Bạn nhỏ nào có gà thắng cuộc rạng rỡ và vui mừng ôm gà của mình ra khỏi sân để chăm sóc.

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 3 chương trình VNEN hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Giải bài tập lớp 3 các môn học