Soạn bài Quan hệ từ năm 2021 mới, ngắn nhất

- Khái niệm: Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như: sở hữu, so sánh, nhân quả,...giữa các bộ phận câu hay giữa các câu trong đoạn

- Sử dụng quan hệ từ:

   + Bắt buộc: Trong trường hợp thiếu quan hệ từ câu văn sẽ thay đổi nghĩa hoặc tối nghĩa

   + Không bắt buộc

- Một số quan hệ từ dùng thành cặp: Nếu – thì, vì – nên, tuy – nhưng,...

1. Xác định quan hệ từ trong các câu:

a. Của

b. Như

c. Bởi ...và ... nên

d. Nhưng

2. Nghĩa của các quan hệ từ:

a. “Của" liên kết hai từ ngữ “đồ chơi”, "chúng tôi”: Biểu thị quan hệ sở hữu.

b. “Như” liên kết hai từ "đẹp”, “hoa”: Biểu thị quan hệ so sánh.

c. “Và” liên kết hai từ ngữ “ăn uống điều độ”, “làm việc có chừng mực”: Biểu thị quan hệ đẳng lập

d. “Bởi... nên...” liên kết hai mệnh đề của câu: Biểu thị quan hệ nhân quả.

e. “Nhưng”liên kết 2 về câu “mẹ thường....hôm nay: biểu thị quan hệ đối nghịch

   1. Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: b, d, g, h

Các trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ: a, c, e, i

   2. Quan hệ từ có thể dùng thành cặp:

- Nếu... thì...

- Vì... nên...

- Tuy... nhưng...

- Hễ... thì...

- Sở dĩ... vì...

   3. Đặt câu

- Nếu bạn không cố gắng thì bạn sẽ thất bại

- Vì trời mưa nên đường trơn

- Tuy Lan nhà nghèo nhưng bạn rất cố gắng vươn lên

- Hễ Phong gặp khó khăn là anh lại nản chí

- Sở dĩ cháu khỏe mạnh vì cháu siêng năng tập thể thao.

Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Các quan hệ từ trong bài Cổng trường mở ra: vào, của, với, như, trên, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho.

Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi bằng cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Các câu đúng: b, d, g, i, k, l

- Các câu sai: a, c, e, h,

Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Tôi Vân Anh là hai người bạn thân từ thuở nhỏ. Chúng tôi cùng học , cùng chơi thậm chí có những hôm còn sang nhà nhau ngủ. Tôi coi Vân Anh như chị em tốt của mình, chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Tôi bạn luôn dành cho nhau những tình cảm chân thành nhất. Hi vọng tình bạn của chúng tôi mãi bền lâu.

Câu 5 (trang 98 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Phân biệt ý nghĩa của 2 câu:

a. Nhấn mạnh sự khỏe

b. Nhấn mạnh tính chất gầy

Xem thêm các bài soạn bài Quan hệ từ hay khác:

Bài giảng: Quan hệ từ - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

B. Kiến thức cơ bản

1. Khái niệm quan hệ từ 

- Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. 

Ví dụ: vì, và, với, để, của, nhưng, …

2. Sử dụng quan hệ từ 

- Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Nếu không dùng thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. 

Ví dụ: làm việc ở nhà ≠ làm việc nhà.

- Có những trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ, dùng cũng được, không dùng cũng được. 

Ví dụ: Tôi rất yêu quý gia đình tôi. = Tôi rất yêu quý gia đình của tôi. 

- Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. 

Ví dụ: Vì… nên… ; Nếu… thì… ; Tuy… nhưng…; Không những… mà còn… 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học