Soạn bài Quan Âm Thị Kính năm 2021 mới, ngắn nhất

Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng thì được gả cho Thiện Sĩ, dòng dõi thi thư. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khi chồng ngủ, nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, Thị Kính toan dùng dao bén để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ tỉnh dậy hét toáng lên. Mẹ con Thiện Sĩ tưởng nàng giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về. Sau đó nàng giả dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, hiệu là Kính Tâm . Trong làng có Thị Mầu con mọt nhà giàu có, tính tidnh lẳng lơ dan díu với anh lực điền và mang thai. Thị Mầu đổ vạ cho Kính Tâm. Tiểu một mực kêu oan dù bị đánh đập, tra hỏi. Thị Mầu sinh con mang trả nhà chùa. Kính Tâm ngày ngày bế trẻ đi khắp nơi xin sữa nuôi dưỡng. Ròng rã 3 năm, sức tàn lực kiệt, tiểu viết thư để lại cho cha mẹ rồi hoá. Sau đó mọi người mới hay Tiểu là gái. Nhà chùa lập đàn giải oan cho nàng siêu sinh tịnh độ…

Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Đọc đoạn trích và chú thích

Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Đoạn trích có năm nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.

- Nhân vật chính thể hiện xung đột là Sùng bà và Thị Kính.

- Sùng bà thuộc loại nhân vật “mụ ác”, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến

- Thị Kính thuộc loại nhân vật “nữ chính”, đại diện cho phụ nữ lao động, người dân thường

Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng: Vợ ngồi may vá, chồng đọc sách

- Thị Kính rất ân cần, dịu dàng với chồng, chăm lo, yêu thương chồng hết mực

Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Hành động Sùng bà tàn nhẫn, thô bạo: “dúi đầu Thị Kính xuống”, “bắt Thị Kính ngửa mặt lên”, “không cho Thị Kính phân bua”, “dúi tay đẩy Thị Kính khụy xuống”.

- Ngôn ngữ của Sùng bà toàn những lời đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả:

    + Giống nhà bà đây giống phượng giống công - Tuồng bay mèo mả gà đồng.

    + Nhà bà đây cao môn lệnh tộc - Mày là con nhà cua ốc.

    + Trứng rồng lại nở ra rồng - Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

Câu 6 (trang 120 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Thị Kính 5 lần kêu oan trong đó có bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng, lần cuối cùng hướng về Mãng Ông,

- Lần kêu oan thứ năm, lần cuối là kêu với Mãng ông (cha đẻ) Thị Kính mới nhận được sự thông cảm nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực.

Câu 7 (trang 120 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Sùng bà và sùng ông dựng lên một vở kịch:

    + Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực ra bắt ông sang nhận con về, làm cho cha con Mãng ông nhục nhã.

    + Dúi ngã Mãng ông để cự tuyệt quan hệ thông gia và bỏ vào nhà

- Đây là lúc xung đột kịch lên cao nhất: Thị Kính thì bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: gia đình chồng nghi oan, hạnh phúc tan vỡ, cha bị hành hạ, khinh bỉ

Câu 8 (trang 120 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Tâm trạng của Thị Kính trước khi ra khỏi nhà Sùng bà: đau đớn, bơ vơ

- Việc Thị Kính đi tu có ý nghĩa: Là lời khẳng định sự đoan chính của Thị Kính, đồng thời cho thấy sự bế tắc không lối thoát của nàng

- Vào chùa không phải sự giải thoát vì nàng chưa đủ bản lĩnh vượt lên hoàn cảnh, cam chịu bằng sự chịu đựng nhẫn nhục

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng thì được gả cho Thiện Sĩ, dòng dõi thi thư. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khi chồng ngủ, nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, Thị Kính toan dùng dao bén để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ tỉnh dậy hét toáng lên. Mẹ con Thiện Sĩ tưởng nàng giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về. Mặc cho Thị Kính hết lời van xin, Sùng ông gọi Mãng ông sang để đuổi Thị Kính về. Sau khi làm cho hai bố con phải nhục nhã, khổ sở, hai vợ chồng bỏ vào trong nhà để mặc hai bố con ôm nhau khóc rồi đi về.

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

- Chủ đề đoạn trích: Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, đồng cảm, xót thương cho nỗi oan bi thảm, nghiệt ngã của người phụ nữ, phê phán sự đối lập giai cấp tròn xã hội phong kiến.

- Thành ngữ “Oan thị Kính” có nghĩa là: nỗi oan không thể thanh minh, giãi bày

Xem thêm các bài soạn bài Quan Âm Thị Kính hay khác:

B. Thể loại

- Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu. 

- Lối trình diễn đậm tính dân gian: Chèo cổ được biểu diễn trên 1 chiếc chiếu khổ rộng, trải trước sân đình. Người xem ngồi xung quanh ở cả ba mặt chiếu. Diễn viên thường là những nông dân, đến mùa hội thì đi trình diễn, hết mùa lại về cày cấy. Trang phục của chèo đơn giản, hóa trang ít. 

- Nghệ thuật chèo là sự tổng hợp của hát, nhạc, múa, điệu bộ, động tác biểu diễn. Trong đó phần lời ca là quan trọng nhất. Lời được hát lên theo các làn điệu có sẵn. Nhạc cụ gồm nhị, sáo, đàn nguyệt,… nhưng quan trọng nhất là 1 chiếc trống con. Chèo là nghệ thuạt tổng hợp, vì vậy xem chèo hay hơn nghe chèo, nghe chèo lại hay hơn đọc văn bản chèo. 


C. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Trích vở chèo “Quan Âm Thị Kính”

b. Thể loại: Chèo

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự  

d. Tóm tắt: 

- Vở chèo “Quan Âm Thị Kính” 

Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm

Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Sau này mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.

- Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” 

Thiện Sĩ ngồi đọc sách thì thiu thiu ngủ, Thị Kính ngồi khâu bên cạnh nhìn thấy chồng có chiếc râu mọc ngược thì lấy dao khâu định xén đi. Thiện Sĩ chợt tỉnh thì hô toáng lên. Rồi mặc cho Thị Kính hết lời van xin, Sùng ông, Sùng Bà đánh đuổi Thị Kính về nhà Mãng ông. Sau khi làm cho hai bố con Mãng ông nhục nhã, khổ sở hai vợ chồng nhà Sùng bỏ vào nhà mặc cho hai bố con ôm nhau khóc rồi đưa nhau về.

e. Bố cục: 3 phần 

- Phần 1 (từ đầu đến “thiếp xén tày một mực”): Thị Kính xén chiếc râu mọc ngược dưới cằm cho chồng.

- Phần 2 (tiếp theo đến “về cùng cha con ơi”): Nhà chồng một mực vu cho Thị Kính giết chồng, nàng không thể minh oan, cùng cha là Mãng ông trở về nhà.

- Phần 3 (đoạn còn lại): Thị Kính từ biệt cha mẹ, quyết định giả dạng nam nhi tu hành.

g. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

- Giá trị nội dung: 

+ Vở chèo và đoạn trích này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.

- Giá trị nghệ thuật 

+ Nghệ thuật xây dựng xung đột kịch

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật (nhất là nhân vật nữ chính và mụ ác) đặc sắc.

+ Ngôn ngữ nhân vật đặc sắc. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học