Soạn bài Văn bản đề nghị năm 2021 mới, ngắn nhất

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

So sánh Đơn Đề nghị
Giống nhau đều đề bạt nguyện vọng của cá nhân hay tập thể lên một cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết.
Khác nhau chỉ cần trình bày lí do để đạt nguyện vọng. Trình bày, cắt nghĩa, nói rõ lí do ấy cho người tiếp nhận hiểu đúng vai trò giải quyết

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Một số lỗi

- Viết dài dòng, lan man không đúng trọng tâm

- Không theo mẫu quy định

Xem thêm các bài soạn bài Văn bản đề nghị hay khác:

B. Kiến thức cơ bản

1. Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay một tập thể, thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.

2. Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau :

– Ai đề nghị ? (người đề nghị)

– Đề nghị ai (nơi nào) ? (người (nơi) nhận đề nghị)

– Đề nghị điều gì ? (nội dung đề nghị)

3. Một văn bản đề nghị cần có các mục sau đây: 

(1) – Quốc hiệu và tiêu ngữ.

(2) – Địa điểm và ngày tháng làm giấy đề nghị.

(3) – Tên văn bản : Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị)

(4) – Nơi nhận đề nghị.

(5) – Người (tổ chức) đề nghị.

(6) – Nêu sự việc, lí do và ý kiến đề nghị với nơi nhận.

(7) – Kí tên.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học