Soạn bài Những câu hát châm biếm năm 2021 mới, ngắn nhất

- Những câu hát châm biếm thường phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của các hạng người, sự việc đáng cười trong xã hội

- Thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, biện pháp nói ngược, phóng đại,...

Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Chú tôi được giới thiệu: Hay tử hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa, ước ngày mưa, ước đêm thừa trống canh.

- Hai dòng đầu của bài ca dao có ý nghĩa vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật. Đây là hiện tượng thường gặp trong các bài ca dao.

- Bài ca dao châm biếm những kẻ lười lao động, ăn chơi, nát rượu.

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Bài 2 nhại lại lời của ông thầy bói nói với cô gái:

- Lời của thầy bói là cách nói nước đôi nói những điều hiển nhiên.

- Bài ca dao phê phán:

+ Những kẻ hành nghề mê tín, lừa bịp, lợi dụng sự non dạ của người khác để kiếm tiền.

+ Đồng thời, nó cũng châm biếm những người mê tín mù quáng, thiếu hiểu biết như ông thầy bói dốt nát.

- Những bài ca dao tương tự:

   Chập chập thôi lại cheng cheng,

   Con gà trống thiến để riêng cho thầy.

   Đơm xôi thì đơm cho đầy

   Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng

Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Mỗi con vật trong bài ca dao 3 tượng trưng cho các các kiểu người sau:

+ Con cò: tượng trưng người nông dân thường ở làng xã

+ Cà cuống: những kẻ có thể lực, tai to mặt lớn

+ Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ

+ Chim chích: gợi ra hình ảnh những anh mõ làng

- Việc chọn những con vật để miêu tả, đóng vai tạo nên nhiều lí thú:

+ Làm cho việc miêu tả trở nên sinh động lí thú.

+ Mỗi con vật có những đặc trưng riêng đúng với hạng người mà nó đóng vai.

+ Ý nghĩa phê phán trở nên sâu sắc kín đáo.

- Cảnh tượng trong bài không giống như một đám tang: Những kẻ đến dự đám tranh nhau đến để kiếm chác, chia phần, đánh chén một cách vô lối.

- Ý nghĩa phê phán của bài ca dao : Phê phán hủ tục ma chay vô lí làm khổ người dân.

Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Trong bài 4 chân dung “cậu cai” được miêu tả với những nét như sau:

- “Đầu đội nón đuôi gà, ngón tay đeo nhẫn”: Khoe mẽ, tỏ ra quyền lực

- Quần áo phải “đi mượn, đi thuê”: Thân phận thấp bé, cố khoe khoang, bịp bợm.

   Cậu cai là kẻ khoe mẽ, bịp bợm

   Nghệ thuật châm biếm của bài ca dao

- Cách nói mỉa mai, châm chọc “cậu cai”

- Dùng kiểu câu nêu “định nghĩa” để phác họa mỉa mai sự lố lăng, khoe mẽ của “cậu cai”

- Nghệ thuật phóng đại “Ba năm được một chuyến sai”, “Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê”

   Để nhấn mạnh thân phận thảm hại thực chất chỉ là tay sai chứ không có quyền năng gì

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

   Điểm giống nhau của 4 bài ca dao:

   b. Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại.

   c. Cả 4 bài có nội dung, nghệ thuật châm biếm

Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Những câu hát châm biếm giống với truyện cười dân gian:

   + Tập trung phê phán những thói hư, tật xấu những hạng người những sự việc đáng cười trong xã hội

   + Đều sử dụng biện pháp phóng đại chỉ ra mâu thuẫn của sự việc

Xem thêm các bài soạn bài Những câu hát châm biếm hay khác:

Bài giảng: Những câu hát châm biếm - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

B. Kiến thức cơ bản

1. Giá trị nội dung

“Những câu hát châm biếm” đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

2. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát.

- Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng.

- Biện pháp nghệ thuật nói ngược, phóng đại.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học