5+ Soạn bài Sự tích Hồ Gươm (mới)

Sự tích Hồ Gươm - lớp 6 Chân trời sáng tạo

Sự tích Hồ Gươm - lớp 6 Cánh diều




Lưu trữ: Soạn bài Sự tích Hồ Gươm (sách Văn 6 cũ)

+ P1: Từ đầu ... không còn một bóng giặc nào trên đất nước → Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.

+ P2: Còn lại → Long Quân đòi lại gươm khi đất nước hết giặc ngoại xâm

- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo.

- Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Gươm.

- Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42):

- Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm vì:

   + Giặc Minh đô hộ, nhân dân bị đối xử tàn nhẫn

   + Lực lượng nghĩa quân Lam Sơn còn yếu

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42):

- Cách Lê Lợi nhận gươm:

   + Lê Thận được lưỡi gươm dưới sông.

   + Lê Lợi tìm được chuôi gươm trên ngọn cây

   + Tra vào vừa như in, gươm sáng hai chữ Thuận Thiên

- Cách Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm có ý nghĩa:

   + Chi tiết kì ảo thiêng liêng hóa gươm thần

   + Tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa: Sức mạnh cứu nước có ở khắp mọi miền tổ quốc

   + Long Quân muốn thử thách con người, đòi hỏi con người phải có quyết tâm cao.

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42):

- Sức mạnh của gươm thần với nghĩa quân:

   + Gươm thần tung hoành, gươm thần có vai trò mở đường.

   + Có gươm, nhuệ khí tăng, uy thế của nghĩa quân vang dội khắp nơi.

   + Nghĩa quân ta càng đánh càng mạnh, không còn phải trốn giặc nữa mà chủ động, xông xáo đi tìm giặc để đánh

→ Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42):

- Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình

- Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra rất long trọng: vua đi thuyền trên Hồ Tả Vọng, Rùa Vàng hiện lên, gươm động đậy, vua nâng gươm về phía rùa, Rùa đớp thanh gươm và lặn xuống

Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42):

- Ý nghĩa truyện:

   + Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, tính chất toàn dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

   + Ca ngợi người anh hùng Lê Lợi

   + Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm)

   + Thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta

Câu 6 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 42):

- Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng: An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

- Hình tượng Rùa Vàng linh thú, luôn làm điều thiện trong các truyện dân gian Việt Nam.

→ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc

Bài 1 : (HS đọc phần Đọc thêm)

Bài 2 :

- Tác giả dân gian không để Lê Lợi trục tiếp nhận cả lưỡi gươm và chuôi gươm cùng một lúc vì:

+ Tác giả muốn nhấn mạnh sức mạnh của gươm thực chất sẽ được tạo nên do sự hợp thành của mọi miền, mọi tầng lớp và giai cấp

+ Biểu trưng cho sứ mạng cầm chuôi của Lê Lợi và sức mạnh đằng lưỡi của nhân dân.

Bài 3 :

- Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa truyền thuyết bị giới hạn vì lúc này Lê Lợi đã về thành Thăng Long - thủ đô của cả nước.

Bài 4 :

- Định nghĩa truyền thuyết (SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 7)

- Những truyền thuyết đã học: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm

Bài giảng: Sự tích Hồ Gươm - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Soạn bài

Câu 1 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đức Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:

- Giặc Minh đô hộ nước ta khiến cho nhân dân khổ cực, chúng làm nhiều điều ác → trái với đạo lý ⇒ cần phải đánh đuổi.

- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân thế lực còn yếu → bị thua nhiều lần.

- Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân thắng.

Câu 2 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Lê Lợi không trực tiếp nhận Gươm.

- Lê Thận nhặt được gươm ở dưới nước → Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng → tra chuôi gươm vào thanh gươm thì vừa như in ⇒ Lê Thận dâng lên cho Lê Lợi.

- Ý nghĩa:

- Chuôi gươm trên cạn, gươm dưới nước → kết hợp lại ⇒ Tinh thần đoàn kết đánh giặc.

- Lưỡi gươm khắc chữa “thuận thiên” → cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, hợp ý trời.

Câu 3 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

     + Khí thế của nghĩa quân tăng lên → quân Minh sợ hãi.

     + Từ thế bị động chuyển sang chủ động tìm giặc đánh.

     + Gươm thần mở đường cho nghĩa quân chiến thắng.

Câu 4 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Đức Long quân đòi lại gươm trong hoàn cảnh: Giặc Minh bị đánh đuổi ⇒ đất nước có chủ quyển và vua dời đô về Thăng Long.

- Cảnh đòi gươm và trả gươm:

     + Vua ngự thuyền đi dạo → rùa vàng ngoi lên đòi gươm → vua đưa gươm cho rùa vàng → rùa vàng lặn xuống đáy nước.

Câu 5 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm:

     + Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân

     + Ca ngơi cuộc chiến thắng vè vang của nghĩa quân Lam Sơn

     + Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm và khát vọng hòa bình dân tộc.

Câu 6 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Truyện An Dương Vương, Mị Châu –Trọng Thủy là truyền thuyết có hình ảnh rùa vàng.

- Hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết tượng trưng cho tình cảm, trí tuệ của nhân dân

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm (ngắn nhất)

Bài giảng: Sự tích Hồ Gươm - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học