Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1: Tác giả ngắn nhất năm 2021

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê Thừa Thiên - Huế

- Xuất thân trong gai đình nho nghèo

- Năm 13 tuổi: học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, năm 1938 ông được kết nạp Đảng.

- Trong hai cuộc kháng chiến đến năm 1986: ông giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

- Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Chặng đường thơ của Tố Hữu luôn song hành với chặng đường cách mạng của dân tộc

  + Tập thơ "Từ ấy" (1937-1946), chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm theo Đảng.

  + "Việt Bắc"(1946-1954): ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng của dân tộc.

  + "Gió lộng" (1955-1961): sáng tác trong hoàn cảnh Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà

  + "Ra trận" (1962-1971), gồm 34 bài, "Máu và hoa" (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

  + "Một tiếng đờn" (1992), "Ta với ta" (1999), sáng tác khi đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh , xây dựng ,đổi mới

Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả.

- Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu.

- Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kỳ là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ

→ Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị

Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Biểu hiện của tính dân tộc

  + thể thơ: vận dụng những thể thơ truyền thống dân tộc như thơ lục bát, thơ thất ngôn.

  + Ngôn ngữ: sử dụng những từ ngữ và cách diễn đạt quen thuộc với dân tộc.

  + Phát huy cao độ tính nhạc trong tiếng Việt, sử dụng từ láy tài tình, thanh điệu và các vần thơ.

1. Phân tích một đoạn thơ bộ tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

- Nội dung

  + Bức tranh mùa đông

   • bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối và màu vàng của những đốm nắng

   • hình ảnh con người lao động: dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao, làm chủ thiên nhiên

  + Bức tranh mùa xuân

   • màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn đầy nhựa sống khi xuân về.

   • người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn

  + Bức tranh mùa hạ

   • động từ đổ : toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng

   • hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó cua con người Việt Bắc.

  + Bức tranh mùa thu

   • ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, như ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do

   • Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.

- Nghệ thuật

  + hình ảnh thơ giàu sức gợi

  + nghệ thuật tứ bình cân đối, khắc họa vẻ đẹp toàn vẹn

  + từ ngữ chau chuốt

2. Nhận xét nhận định của Xuân Diệu

- Theo Xuân Diệu, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, ông là một thi sĩ chiến sĩ, sáng tác phục vụ cho cách mạng.

- Nhà thơ đã đem vào thơ cách mạng một tiếng nói trữ tình mới đặc sắc với những xúc cảm trực tiếp của một cái tôi trữ tình cách mạng, cái tôi ở hòa chung với cộng đồng xã hội trong đời sống cách mạng, trong cuộc đấu tranh cách mạng.

Xem thêm các bài soạn Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1 hay, ngắn khác:

Bài giảng: Việt Bắc: phần 1: Tác giả - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên Tố Hữu (1920-2000) 

- Quê quán: Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến  + Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương

   + Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân

   + Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

- Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.

- Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.

- Phong cách nghệ thuật: 

+ Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị

   + Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

   + Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào

   + Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà

 Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.

- Tác phẩm chính: 

 + Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946)

   + Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954)

   + Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)

   + Tập thơ “Ra trận” và tập “Máu và hoa”

   + Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc

+ Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

- Thể thơ: Lục bát

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục: 

+ Phần 1 (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi

+ Phần 2 (còn lại): Lời của người ra đi với nỗi nhớ Việt Bắc

-   Giá trị nội dung: 

+ Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…

+ Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên cạnh đó, bài thơ còn cất lên âm hưởng anh hùng ca vang dội, đưa ta về với một thời kì lịch sử hào hùng, trọng đại của đất nước.

-   Giá trị nghệ thuật:

 + Sử dụng sáng tạo hai đại từ “mình, ta” với lối đối đáp giao duyên trong dân ca, để diễn đạt tình cảm cách mạng

- Bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà:

   + Sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống.

   + Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian.

   + Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng…

   + Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt.

Bài giảng: Việt Bắc (Tiết 1) - Cô Vũ Phương Thảo (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác