Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm ngắn nhất năm 2021

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Bố cục như trên

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Việc trích dân tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ thể hiện cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả

  + Dùng làm cơ sở pháp lí tuyên bố nền độc lập cho nước mình.

  + Đó là cơ sở suy rộng ra nền tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới

- Ý nghĩa về mặt lập luận:

  + Tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập

  + Thể hiện sự khôn khéo, quyết liệt trong cách chiến đấu với kẻ thù

  + Nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” dùng chính lý lẽ chính nghĩa của Pháp, Mỹ đập lại luận điệu xảo trá của chúng

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Hồ Chí Minh vạch trần bộ mặt nhân danh khai hóa thực dân bằng lý lẽ và sự thật xác đáng:

  + Tội ác gây ra trên mọi mặt đời sống:

   • Về chính trị: chia để trị, lập ra nhiều nhà tù,....

   • Về kinh tế: Chúng bóc lột... chúng cướp... chúng giữ...

   • Về quân sự: khi phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương... thực dân Pháp quỳ gốì đầu hàng.... bán nước ta hai lần cho Nhật...

  + Gây tội ác với mọi đối tượng tầng lớp: dân cày, dân buôn, tư sản, công nhân, học sinh….

- Bác nêu rõ: Pháp không những không bảo hộ được mà "trong vòng 5 năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật".

- Bản Tuyên ngôn vạch rõ chúng chính là kẻ phản bội Đồng minh, đã 2 lần dâng Đông Dương cho Nhật

- Bác vạch rõ: Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật và nhân dân ta đứng lên giành lại quyền độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

→Bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh khẳng định sự thật, lý lẽ thuyết phục, khẳng định nền độc lập dân tộc giành được từ đấu tranh.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Ngắn gọn, giản dị, súc tích:

  + nội dung mang tính lịch sử trọng đại được cô đọng trên ba trang giấy

  + ngôn từ giản dị, dễ hiểu

  + cách diễn đạt ngắn gọn nhưng giàu ý tứ.

- Trong sáng:

  + ở việc dùng từ đặt câu, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực của tiếng Việt.

  + ở thái độ rõ ràng, yêu ghét phân minh trên lập trường chính nghĩa.

- Đanh thép, sắc xảo:

  + biểu hiện tính chiến đấu không khoan nhượng

  + thái độ dứt khoát thể hiện một bản lĩnh vững vàng, phi thường, sắc sảo ở trí tuệ

  + lối lập luận chặt chẽ, sắc bén.

→Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn, có giá trị lịch sử lớn lao

- Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận có khả năng lay động hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam vì

  + khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của người dân Việt Nam

  + là tuyên ngôn cho nền độc lập của dân tộc, được cha ông đánh đổi bằng máu và nước mắt

  + khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập tự do

  + bộc lộ tấm lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh

  + tấm lòng đó đã truyền ngọn lửa yêu nước cho hàng triệu trái tim Việt

Xem thêm các bài soạn Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2 hay, ngắn khác:

Bài giảng: Tuyên ngôn độc lập - Cô Vũ Phương Thảo (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên: Hồ Chí Minh (1890-1969)

- Quê quán: Nghệ An 

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến 

+ Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).

+ Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, TQuốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào CM trong nước

+ Tháng 8-1942, sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào CM, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

 + Từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.

→ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế

- Phong cách nghệ thuật: 

+ Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng

        • Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.

        • Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.

        • Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.

     + Tính thống nhất:

        • Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị

        • Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau

        • Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai

- Tác phẩm chính: 

+ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước

 + Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu

 + Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước

+ Ngày 26 – 8-1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập

+ Ngày 2 -9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lầm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới 

- Thể loại: Văn chính luận

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Tóm tắt 

Tuyên ngôn độc lập - văn kiện có ý nghĩa lịch sử sống còn với vận mệnh dân tộc. Nếu ở Mỹ có Tuyên ngôn độc lập năm 1776, ở Pháp có bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 thì Việt Nam có bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được tuyên bố ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình để xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến; khẳng định quyền tự chủ và vị thế của dân tộc ta trên thế giới, đó là mốc son chói lọi đánh dấu kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Tuyên ngôn độc lập được Bác triển khai theo ba nội dung rõ ràng. Phần mở đầu: Bác có đưa ra cơ sở cho bản Tuyên ngôn nói về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc dựa vào hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp-hai nước tư bản lớn trên thế giới-hai quốc gia xâm lược Việt Nam. Bác dùng những lí lẽ đó để làm bản lề vạch ra cho ta thấy những việc làm trái với tuyên ngôn của chúng. Phần nội dung: Những cơ sở thực tế đã được chỉ ra, đó là những tội ác của Pháp, chúng đã thi hành ở nước ta hơn 80 năm nay trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa-giáo dục. Tất cả những điều đó đập tan luận điệu xảo trá của kẻ thù đã, đang và sẽ nô dịch nước ta trở lại. Phần kết luận: Lời tuyên bố đanh thép và khẳng định quyết tâm sắt đá giữ vững nền độc lập dân tộc. Tuyên ngôn độc lập đã hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đồng thời cho thấy khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

- Bố cục: 

+ Phần 1 (từ đầu đến “không ai chối cãi được”): Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn độc lập (Cơ sở lí luận của bản tuyên ngôn)

+ Phần 2 (tiếp đó đến “phải được độc lập”): Tố cáo tội áo của giặc và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta (cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn)

+ Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc

-   Giá trị nội dung:

 + Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới

  + Bản Tuyên ngôn vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm có hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả

-   Giá trị nghệ thuật: 

 + Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực

 + Ngôn ngữ vừa hùng hồn, đanh thép khi tố cáo tội ác kẻ thù vừa chan chứa tình cảm, ngôn ngữ châm biếm sắc sảo

 + Hình ảnh giàu sức gợi cảm

Bài giảng: Tuyên ngôn độc lập - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác