5+ Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (mới)
Mấy ý nghĩ về thơ - lớp 12 Kết nối tri thức
Lưu trữ: Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (sách Văn 12 cũ)
Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Nguyễn Đình Thi lí giải đặc trưng cơ bản của thơ là biểu hiện tâm hồn con người:
+ Điều đó được khẳng đinh qua câu hỏi tu từ mang tính khẳng định: “ Đầu mối của thơ ca có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”.
+ Trước khi có thơ tâm hồn con người phải có những “rung động thơ”, sau đó mới “làm thơ”.
+ Thơ với con người có sự tác động qua lại lẫn nhau, làm thơ là một cách bộc lộ tâm lí, trạng thái, tình cảm con người.
+ thơ là phương tiện biểu hiện của tâm hồn
Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Hình ảnh thơ: là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy.
- Tư tưởng trong thơ: là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống, nằm ngay trong cảm xúc, tình tự.
- Cảm xúc trong thơ: là phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn, dính liền với sự suy nghĩ
- Cái thực trong thơ là những hình ảnh sống có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước
Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Sự khác biệt :
+ Ngôn ngữ khác: trong truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; trong tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại.
+ Ngôn ngữ thơ: sự kết hợp của nhịp điệu, hình ảnh, cảm xúc tạo nên sự nên sự ngân vang mãi gây xúc động trong tâm hồn.
- Quan niệm về thơ tự do và thơ không vần: không có thơ tự do, thơ có vần hay thơ không vần, mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ …
→ Quan niệm đúng đắn và tiến bộ
Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi:
+ Phong cách: chính luận – trữ tình, nghị luận kết hợp với các yếu tố tùy bút, lí luận gắn với thực tiễn.
+ Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
- Vận dụng các thao tác lập luận, so sánh, phân tích, bác bỏ,...
+ Từ ngữ giàu có, ngôn ngữ chọn lọc được vận dụng linh hoạt, sáng tạo
+ Cách viết có hình ảnh, chân thực, độc đáo gợi nhiều liên tưởng
Câu 5 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn còn nguyên giá trị
- Lí do:
+ Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là những hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ, bất kì thời đại nào con người cũng có nhu cầu thể hiện tư tưởng.
+ Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng luận điểm cơ bản trên đây vẫn còn giữ nguyên giá trị.
+ Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca.
Xem thêm các bài soạn Mấy ý nghĩ về thơ hay, ngắn khác:
B. Tác giả
- Tên Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003)
- Quê quán: Hà Nội
- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến
+ Thuở nhỏ sinh ra ở Lào và sống cùng gia đình ở Lào.
+ Năm 1931, theo gia đình về nước; 1941, tham gia hoạt động cách mạng.
+ Là một nhà văn hóa, nghệ sĩ đa tài.
- Tác phẩm chính:
+ Tiểu thuyết: Xung kích (1951), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967).
+ Thơ: Người chiến sĩ (1956), Bài thơ Bắc Hải (1958), Dòng sông trong xanh (1974), Tia nắng (1983).
+ Kịch: Con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1975), Rừng trúc (1978), Hòn cuội (1987)....
+ Tiểu luận: Mấy vấn đề văn học (1956), Công việc của người viết tiểu thuyết (1964).
C. Tác phẩm
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Tiểu luận “Mấy ý nghĩ về thơ”: viết trong hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc năm 1949, viết theo phong cách chính luận – trữ tình, nghị luận kết hợp tùy bút, lí luận gắn với thực tiễn.
- Thể loại: Tiểu luận
- Tóm tắt
“Mấy ý nghĩ về thơ” là bài tiểu luận xuất sắc của tác giả Nguyễn Đình Thi trình bày quan niệm về thơ ca. Tác phẩm được ông viết tại Hội nghị tranh luận văn nghệ được tổ chức ở miền Bắc tháng 9 năm 1949. Bài viết được trình bày logic, mạch lạc với các nội dung rõ ràng. Trước hết tác giả chỉ ra cho người đọc thấy nguồn gốc của thơ ca là xuất phát từ tâm hồn và tình cảm của con người. Tác giả nhấn mạnh đó phải là tâm hồn có tư tưởng, có cảm xúc và thơ ca phải được tuôn trào ra từ đó. Nhà văn trình bày suy nghĩ của mình về các đặc trưng thơ ca: về hình ảnh “là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”; về chữ và tiếng ngoài ý niệm còn có một giá trị khác “bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng sáng sống động”; về nhịp điệu trong thơ là “nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn”. Một vấn đề nổi bật về thơ ca được tác giả nhắc đến là thơ tự do, thơ không vần. Nguyễn Đình Thi đã thẳng thắn trình bày suy nghĩ của mình: “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần.Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Đây là một quan niệm mới mẻ đầy tính hiện đại, cách tân đối lập với thơ ca truyền thống. Phần cuối cùng tác giả nhấn mạnh đến thơ của thời đại mới: “phải nói lên được tình cảm, tư tưởng mới của thời đại.” Bài viết cho ta cách nhìn, cách hiểu, cách cảm sâu sắc, mới mẻ về thơ ca phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong lúc bấy giờ.
- Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến "...xung quanh ngọn lửa" => Đặc trưng cơ bản nhất của thơ.
+ Đoạn 2: Còn lại => Những đặc điểm khác của thơ.
- Giá trị nội dung:
Bài tiểu luận nêu lên những quan niệm mới mẻ, có chiều sâu về thơ, trong đó có những suy nghĩ, đề xuất của tác giả có thể gọi là táo bạo trong hoàn cảnh năm 1949 lúc bấy giờ. Tác giả khẳng định thơ là tiếng nói tâm hồn của con người, nhưng tâm hồn đó phải có tư tưởng và được biểu hiện bằng hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu và ngôn ngữ. Đường đi của thơ là con đường đi thẳng vào tình cảm, từ trái tim nhà thơ đến với trái tim người đọc. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không mười phân hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích. Về thơ tự do, thơ không vần, tác giả có một quan niệm mới mẻ, táo bạo: “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Đây là một sự phá cách đối với thơ truyền thống nhưng lại cho ta thấy sự quan tâm đến chất lượng thơ của Nguyễn Đình Thi.
- Giá trị nghệ thuật: Bài nghị luận về quan niệm thơ được viết ra với những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, có ý nghĩa cách tân, in đậm bản lĩnh và những trải nghiệm về thơ của Nguyễn Đình Thi, lại được viết bằng một tư duy trong sáng, một lập luận chặt chẽ và một cách viết tài hoa. Thơ là một lĩnh vực khá trừu tượng, khó nắm bắt nhưng cách viết của tác giả lại dễ hiểu, cuốn hút người đọc vào vấn đề để cùng trao đổi, đối thoại. Văn lí luận của Nguyễn Đình Thi giàu hình ảnh, mang hơi thở của cuộc sống và nhiệt tình của người viết: đó là những yếu tố làm nên nét riêng và sức hấp dẫn của bài tiểu luận này.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn nhất năm 2021 hay khác:
- Soạn bài Đô-xtôi-ép-xki (X.Xvai-Gơ)
- Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Soạn bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003
- Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều