5+ Soạn bài Tây tiến (mới)

Tây tiến - lớp 10 Chân trời sáng tạo

Tây tiến - lớp 12 Cánh diều

Tây tiến - lớp 12 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Tây tiến (sách Văn 12 cũ)

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Bố cục như trên

- Mạch cảm xúc của bài thơ: bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ, xuyên suốt bài thơ là những kỉ niệm và nỗi nhớ đối với núi rừng và đoàn binh Tây Tiến

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Bức tranh thiên nhiên:

- Những địa danh xa lạ mà gần gũi, nơi những người lính Tây Tiến đã đi qua (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu)

- sương lấp đoàn quân mỏi: sương rừng mờ ảo, phủ dày đặc che kín như vùi lấp cả đoàn quân.

- Hình ảnh đèo cao dốc đứng:

  + từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút kết hợp với điệp từ dốc diễn tả sự hiểm trở với những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng miền Tây.

  + nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời” thể hiện sự nghịch ngợm độc đáo của người lính Tây Tiến.

  + điệp từ ngàn thước mở ra một thiên nhiên hoành tráng, kì vĩ, hiểm trở.

- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: gợi ra không gian mênh mông chìm trong biển mưa, mưa nguồn suối lũ.

- Thiên nhiên hoang vu, dữ dội:

  + Nghệ thuật nhân hóa: “thác gầm, cọp trêu” gợi cảm sự dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng miền Tây.

  + Các điệp từ chiều chiều, đêm đêm mở ra những thử thách mà người lính Tây Tiến phải trải qua còn được tính bằng chiều dài thời gian vô tận.

* Hình ảnh người lính Tây Tiến

- Tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà thành: gục lên, bỏ quên đời, trêu người

- Gan góc, kiên dung, coi thường cái chết

- Sự hoà hợp đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xô

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Kỉ niệm về đêm liên hoan văn nghệ

- Chữ bừng lên rất có thần có hồn là nhãn tự của bài thơ, tái hiện thần tình giây phút mở màn đêm liên hoan văn nghệ

- Vạn vật bỗng lộng lẫy sang trọng như hoa như mộng

  + lán trại dựng tạm bỗng hóa doanh trại trang nghiêm

  + đêm liên hoan hóa đêm hội đuốc hoa

- Anh nhìn say mê của người lính Tây Tiến khi chiêm ngưỡng cái đẹp của phương xa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Kèn lên man điệu nàng e ấp

- Tâm hồn người lính Tây tiến thăng hoa xây đắp nên hồn: Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

* Kỉ niệm về chuyến đi Châu Mộc

- Những nét vẽ mơ hồ hư ảo, hình ảnh chiều sương gợi dậy trong lòng người nỗi bâng khuâng u hoài

- Hình ảnh hồn lau giàu sức gợi

  + có thể là hồn vía thần thái cỏ cây

  + có thể là nơi trú ngụ của linh hồn viễn xứ

- Hòa hợp với thiên nhiên mơ hồ hư ảo là hình ảnh con người trên chiếc thuyền độc mộc như những bông hoa đong đưa

Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Ngoại hình và khí phách

- Ngoại hình: không mọc tóc, quân xanh màu lá  diện mạo chân thực, sống động đến trần trụi

- Khí phách kiêu hùng

  + cách nói không mọc tóc chủ động ngang tàng

  + quân xanh màu lá: màu bệnh tật trở thành màu ngụy trang

  + hình ảnh dữ oai hùm đặc tả khí phách hùng dũng như hổ báo

* Khái vọng lớn, giấc mơ đẹp

- Khát vọng lớn

  + Mắt trừng gửi mộng qua biên giới: khát vọng lập công danh, quét sạch quân thù

  + đó là vẻ hào hùng của người lính Tây Tiến

- Giấc mơ đẹp: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

  + giấc mơ sang trọng, lịch lãm nhớ về những vẻ đẹp của thủ đô

  + phô ra vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến

* Lí tưởng sống cao đẹp

- Suốt chiều dài biên cương xa xôi rải rác những nấm mồ hiu quạnh, hinh ảnh thơ khắc họa chiến trường đau thương

- Trước hiện thực đấy người lính vẫn không sờn lòng, thoái chí, quyết chsi cống hiến quãng đời xanh cho tổ quốc

- Ý thơ vừa hùng tráng vừa bi thương

* Sự hi sinh bi tráng

- Sự hi sinh bi thương thiếu thốn đủ bề, các anh về đất với bộ quân phục sờn rách hình ảnh thơ chân thật

- Sự hi sinh bi thương mà không hề bi lụy:

  + cách nói sang trọng qua hình ảnh áo bào thay chiếu

  + cách nói tránh về đất

  + tiếng gầm đưa tiễn người lính Tây Tiến của con sông Mã như khúc nhạc của núi sông dành cho người anh hùng

Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- "Thăm thẳm, không hẹn ước, một chia phôi" diễn tả nỗi nhớ, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về

- Nỗi khắc khoải, thương nhớ những ngày đã qua trong quá khứ chiến đấu

- "Tây Tiến mùa xuân ấy": thời của hào hùng, lãng mạn đã qua

- "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi": nhà thơ dành tất cả tình cảm, trái tim cho Tây Tiến và cho quá khứ hào hùng

→ Nỗi nhớ Tây Tiến như một minh chứng về sức sống mãnh liệt của kỉ niệm, kí ức những ngày gian khổ hào hùng.

1. Bút pháp trong bài thơ là bút pháp lãng mạn

- So sánh

  + Đồng chí

   • sử dụng bút pháp tả thực làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, chân chất của những anh lính xuất phát từ vùng quê nghèo

   • chi tiết miêu tả chân dung người lính đều chân thật, giống thực tế, họ luôn cùng lí tưởng chiến đấu nên chia sẻ cùng nhau những gian khổ đời lính

  + Tây Tiến

   • tái hiện hình ảnh Tây Bắc dữ dội, hoang sơ nhưng lại hết sức mơ mộng

   • chú trọng nét độc đáo, khác thường làm nổi bật vẻ hào hoa, kiêu hùng của người lính chiến

2. Chân dung người lính Tây Tiến hào hùng mà hào hoa

- Vẻ đẹp hào hùng:

  + gian khổ, thiếu thốn có thể làm hao mòn, tiều tụy dáng hình bên ngoài nhưng không khuất phục được khí phách họ

  + Trong khó khăn vẫn hướng về những điều tốt đẹp, lãng mạn

  + với họ cái chết bi thương h nhưng không hề bi lụy, trái lại còn kiên cường, lãng mạn

  + nói về cái chết mà vẫn hào hùng: áo bào, về đất, tiếng gầm sông Mã

- Vẻ đẹp hào hoa

  + tâm hồn lãng mạn đậm chất thi sĩ trước vẻ đẹp phương xa xứ lạ:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi; Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ;......

  + giấc mơ đẹp: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơ

Xem thêm các bài soạn Tây tiến hay, ngắn khác:

Bài giảng: Tây Tiến - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên: Quang Dũng (1921-1988)

- Quê quán: Hà Tây, nay thuộc Hà Nội

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến  

+ Ông học đến bậc Trung học ở Hà Nội. Sau cách mạng tháng Tám ông tham gia quân đội

+ Từ sau năm 1954, ông là Biên tập viên Nhà xuất bản Văn học

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc

- Phong cách nghệ thuật: Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa – đặc biệt là khi ông viết về người lính Tây Tiến của mình

- Tác phẩm chính: Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988)

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: - Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:

    + Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào


    + Địa bàn hoạt động rộng: Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Sầm Nứa

    + Lính Tây Tiến chủ yếu là người Hà Nội, trẻ trung, yêu nước

- Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng

- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây)

- Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, in trong tập “Mây đầu ô” 

- Thể loại: Thơ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 

- Bố cục: 

+ Phần 1 (14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến

+ Phần 2 (8 câu tiếp theo): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

+ Phần 3 (8 câu tiếp theo): Chân dung người lính Tây Tiến

+ Phần 4 (còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây

-   Giá trị nội dung: Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.

-   Giá trị nghệ thuật: 

 + Cảm hứng và bút pháp lãng mạn

+ Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt..

+ Kết hợp chất nhạc và chất họa

Bài giảng: Tây Tiến (Tiết 1) - Cô Vũ Phương Thảo (Giáo viên VietJack)

Bài giảng: Tây Tiến (Tiết 2) - Cô Vũ Phương Thảo (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Soạn bài Tây Tiến (Chân trời sáng tạo):


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học