Soạn bài Sóng (Xuân Quỳnh) ngắn nhất năm 2021

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Âm điệu, nhịp điệu bài thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi các yếu tố:
  + Câu thơ ngắn, đều (5 chữ)
  + Nhịp thơ thường thuận, gợi dư âm sóng biển: nhịp (2/3), (1/ 4)
  + Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau

Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Những trạng thái đối nghịch và khát khao táo bạo của sóng
  +Sóng luôn tồn tại ở những trạng thái đối nghịch: dữ dội- dịu êm, ồn ào- lặng lẽ
  + Giống như tâm hồn người con gái đang yêu lúc nào cũng biến động
  + Cháy bỏng khát khao thấu hiểu trong tình yêu , chủ động đi tìm sự thấu hiểu đó
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
- Sự tương đồng giữa tình yêu và biển cả: sóng mãi xô bờ, khát vọng tình yêu là muôn thủa
- Trước tình yêu thi sĩ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nói sóng bắt đầu, nơi nào ta yêu nhau nhưng đành bất lực
- Nỗi nhớ của sóng: sóng nhớ bờ cồn cào da diết đến không ngủ được
- Nỗi nhớ của lòng em: cả trong mơ còn thức
- Tình yêu chung thủy dù đi ngược về xuôi vào Nam ra Bắc lòng em luôn hướng về anh, dù muôn vàn cách trở sóng luôn tới bờ, lòng em cũng như thế
- Nỗi niềm tiếc nuối thời gian ngắn ngủi: cuộc đời dài thế, năm tháng vẫn qua,....
- Khát vọng về một tình yêu vĩnh cửu được tan hết mình vào tình yêu như những con sóng nhỏ ngàn năm còn vỗ bờ

Câu 3 (trang 156, 157 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tâm hồn nhân vật “em”
  + Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời
  + Kết cấu song hành làm tăng hiệu quả của nhận thức, khám phá chủ thể trữ tình, tình yêu thủy chung, bất diệt
- Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ, cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, quan sát và suy ngẫm về tình yêu, những biến chuyển tinh tế
- Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn, với những con sóng
  + Sự đa dạng muôn màu sắc, trạng thái: dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ
  + Không rõ cội nguồn, không thể định nghĩa, lý giải được
  + Sự mãnh liệt, sâu sắc trong khát khao sống, yêu thương
  + Sự chung thủy, gắn bó bền chặt
→ Sóng và em cộng hưởng trọn vẹn trong suốt bài thơ, để hòa quyện vào nhau, sóng là biểu trưng cho khát vọng tình yêu của em

Câu 4 (trang 157 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Tâm hồn người phu nữ là
  + một tâm hồn rất chân thành, sôi nổi và mạnh mẽ, hết mình trong tình yêu
  + Tâm hồn ấy mạnh dạn thành thực tự bộc lộ nhưng vẫn đầy nữ tính và rất thủy chung,
  + nhạy cảm với cái hữu hạn của cuộc đời nên khát khao một tình yêu vĩnh hằng

Những bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với song với biển

- Biển – Xuân Diệu

- Hai nửa vầng trăng- Hoàng Hữu

....................

Xem thêm các bài soạn Sóng (Xuân Quỳnh) hay, ngắn khác:

Bài giảng: Sóng (Xuân Quỳnh) - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên: Xuân Quỳnh (1942-1988)

- Quê quán: Hà Tây, nay thuộc Hà Nội

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến 

+ Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội

+ Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa của Đoàn văn công nhân dân Trung ương, là biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III

+ Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

+ Năm 2007, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng, truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn

- Phong cách nghệ thuật:

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằn thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tê ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

- Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào”

- Thể thơ: 5 chữ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Tóm tắt (đối với văn bản truyện): ….. 

- Bố cục: 

- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng

- Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu

- Phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu

- Phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

- Ý nghĩa nhan đề : “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu,là sự hóa thân,phân thân của nhân vật trữ tình. - “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một,có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau,có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng.

-   Giá trị nội dung: 

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

-   Giá trị nghệ thuật: 

- Hình tượng sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình yêu

- Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau

- Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế.

Bài giảng: Sóng (Xuân Quỳnh) - Cô Vũ Phương Thảo (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác