Soạn bài Bác ơi! (Tố Hữu) ngắn nhất năm 2021

Câu 1 (trang 169 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Nỗi đau lớn của đất nước, vũ trụ, cỏ cây và con người hòa vào nhau trước sự ra đi của Bác: Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
- Nỗi đau được thể hiện qua cảnh vật quen thuộc:
  + Lối ngõ và trong nhà “ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa", “lối sỏi “thang gác", “chuông nhỏ", “Phòng lạnh rèm buông, tắt ánh đèn..."
  + Ngoài vườn: trái bưởi, hoa nhài, mặt hồ...
  + Mọi vật xung quanh trở nên hoang vắng lạnh lẽo, mất hết linh hồn.
- Nỗi đau quá lớn gần như không thật, không thể tin được.
- Nỗi đau lớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả: những câu hỏi tu từ, câu cảm thán liên tiếp dùng để khóc thương,...

Câu 2 (trang 166 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Hình tượng Bác Hồ
  + Lí tưởng, lẽ sống: cả cuộc đời Bác đã hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân:

“Bác sống như trời đất của ta
....
Áo để em thơ lụa tặng già”

  + Niềm vui của Bác là niềm vui, niềm hạnh phúc của mọi người: Nâng niu tất cả chỉ quên mình
  + Tình thương của bác gắn liền với tinh thần thương người, thương đời, thương nước, quên mình:

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông trọn kiếp người

+ Di sản Người để lại:
   • Bác để tình thương cho chúng con
   • Một đời thanh bạch, áo vải hồn muôn trượng...
→ Bác Hồ vĩ đại mà gần gũi, bình dị, khiêm nhường., Bác Hồ luôn sống mãi trong lòng nhân dân.

Câu 3 (trang 166 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi
  + Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ.
  + Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu.
  + Quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng
  + Cuối bài thơ là lời hứa, lời nguyện ước rắn rỏi của cả dân tộc trước Bác:
   • Không dám khóc nhiều
   • Chúng con cùng nhau tiến lên...
   • Nguyện cùng Người vươn tới mãi..

Xem thêm các bài soạn Bác ơi! hay, ngắn khác:

B. Tác giả

- Tên Tố Hữu (1920-2000) 

- Quê quán: Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến  + Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương

   + Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân

   + Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

- Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.

- Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.

- Phong cách nghệ thuật: 

+ Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị

   + Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

   + Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào

   + Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà

 Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.

- Tác phẩm chính: 

 + Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946)

   + Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954)

   + Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)

   + Tập thơ “Ra trận” và tập “Máu và hoa”

   + Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả.

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang trong thời kì gay go, ác liệt. Cả dân tộc ta và nhân dân thế giới đã biểu lộ niềm đau xót, thương tiếc vô hạn trước sự qua đời của Bác-người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

- Bài thơ Bác ơi! của Tố Hữu được sáng tác trong không khí những ngày tang lễ ấy, như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ.

- Thể thơ: 7 chữ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục: 

+ Phần 1 (4 khổ đầu): Nỗi đau xót lớn lao khi Bác Hồ qua đời.

+ Phần 2 (6 khổ tiếp): Hình tượng Bác Hồ.

+ Phần 3 ( 3 khổ còn lại): Cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác.

-   Giá trị nội dung: 

Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ. Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc hoạ hình tượng Bác Hồ. Một con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản dị và quên mình. Đồng thời, bài thơ còn là sự bày tỏ tình cảm của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác.

-  Giá trị nghệ thuật: 

- Bài thơ có kết cấu ba phần rất rõ ràng.

- Giọng điệu trữ tình đặc trưng, ngọt ngào, tha thiết của tình thương mến.

- Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc:

+ Bài thơ được viết theo thể thơ tám tiếng.

+ Có nhiều hình ảnh so sánh, phép chuyển nghĩa quen thuộc với tâm hồn người Việt.

+ Những câu thơ ấy cũng đạt đến sự cô đúc, chính xác và giản dị như một chân lí.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học